Startup cần làm gì cho buổi hẹn đầu tiên cùng nhà đầu tư

Nghiên cứu kỹ về nhà đầu tư, thái độ tôn trọng, trình bày ngắn gọn... là một trong những việc các nhà sáng lập cần làm trong buổi gặp gỡ đầu tiên.
Startup cần chuẩn bị, nghiên cứu kỹ các nhà đầu tư trước khi bước vào cuộc họp đầu tiên để tạo ấn tượng tốt. Ảnh: Youworkforthem.
Startup cần chuẩn bị, nghiên cứu kỹ các nhà đầu tư trước khi bước vào cuộc họp đầu tiên để tạo ấn tượng tốt. Ảnh: Youworkforthem.

Có đến 90% startup thất bại trong một năm đầu tiên, trong khi chi phí xây dựng một công ty khởi nghiệp đạt đến điểm hòa vốn thường vượt quá khả năng cho phép các nhà sáng lập (founder), lại mất rất nhiều thời gian nên việc kêu gọi vốn là một trong những bước không thể thiếu của các startup. Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp hay chọn đến hai nguồn vốn chính đến từ nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm.

Các startup sẽ lựa chọn kêu gọi vốn khi muốn thúc đẩy công tăng trưởng và mở rộng thị phần một cách nhanh chóng. Nhưng để "lọt" vào tầm nhắm của các nhà đầu tư mạo hiểm đòi hỏi các công ty cần có kế hoạch cụ thể và tạo ấn tượng tốt trong cuộc họp đầu tiên. Hãy cho thấy điểm khác biệt và tiềm năng phát triển của công ty.

Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn chuẩn bị tốt và giành được cảm tình từ phía các nhà đầu tư.

Nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu

Giống như việc đánh trận, chiến binh thành công nào cũng cần phải biết địa hình trước khi nhảy vào chiến trường, startup cũng cần có bước nghiên cứu kỹ các nhà đầu tư trước khi tiến hành cuộc họp. Càng nghiên cứu kỹ về những vấn đề như danh mục đầu tư hiện tại, phạm vi đầu tư và giá trị các gói đầu tư sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về người mình sắp hợp tác, từ đó vạch ra kế hoạch cụ thể. 

Ngoài ra, các nhà khởi nghiệp cũng cần tìm hiểu các thông tin của cộng tác viên, nhà phân tích sẽ gặp để hiểu hơn về họ. Đây là tiền đề giúp startup tạo ấn tượng tốt với các nhà đầu tư, một trong những yếu tố ảnh hướng lớn đến việc ra quyết định của họ.

Chuẩn bị tâm lý

Trước cuộc gặp, các nhà sáng lập cũng cần phải xác định mục tiêu của mình gặp nhà đầu tư để làm gì, gọi vốn hay giới thiệu sản phẩm từ đó tạo các chiến lược, định hướng tương lai cụ thể. Yếu tố sinh lời là nguyên tắc tiên quyết của các quỹ đầu tư nên đòi hỏi startup cần có kế hoạch chi tiết, cho thấy tiềm năng của doanh nghiệp nếu muốn thành công.

Một yếu tố quan trọng khác là các founder cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, trình bày rành mạch trong buổi trao đổi để tạo thiện cảm người đối diện. Bản chất của cuộc gọi đầu tư là sự hợp tác, dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi nên các nhà sáng lập cũng cần xác định tinh thần thoải mái, không cần sợ hoặc quá nhún nhường. Nếu lợi ích hai bên có sự chênh lệch sẽ dẫn đến nhiều hệ quả không tốt trong tương lai. Hãy đơn giản hóa câu chuyện kêu gọi đầu tư bằng một suy nghĩ theo hướng đôi bên cùng có lợi (win-win), như một cuộc trò chuyện để tìm thấy điểm chung của nhau.

Các nhà đầu tư rất có thể sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi nhưng bạn cũng nên đặt câu hỏi về nhà đầu tư và dành một số lời khen về thành tích gần đây mà họ đã đạt được.

Trình bày ngắn gọn

Các nhà đầu tư luôn bận rộn với nhiều dự án khác nhau, nên thời gian diễn ra rất hạn chế, đòi hỏi các nhà sáng lập cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng. Trước khi bước vào cuộc họp cần phải tự trả lời các câu hỏi định hướng bạn là ai, doanh nghiệp đang có gì, giải quyết vấn đề gì, làm thế nào công ty của bạn có thể cung cấp giải pháp cho các vấn đề tốt hơn so với các đối thủ, tại sao startup cần gây quỹ, những bước tiếp theo làm gì...

Có nhiều công nghệ, vấn đề công ty đang giải quyết rất mới hoặc ít người biết đến, các founder cũng cần đưa ra hướng giải thích dễ hiểu nhất và tạo cho họ sự hứng thú, tò mò về doanh nghiệp của mình. Bên cạnh, hãy giữ thái độ tôn trọng, chuyên nghiệp khi gặp những trường hợp không như ý để tránh tạo ấn tượng xấu ngay buổi gặp đầu tiên.

Không yêu cầu ký thỏa thuận không tiết lộ

Mặc cho cuộc họp đầu tiên diễn ra suôn sẻ thì việc yêu cầu phía nhà đầu tư ký thỏa thuận không tiết lộ là một điều các startup cần tránh vì điều này hiển thị rằng bạn không tin tưởng họ. Chỉ yêu cầu ký thỏa thuận không tiết lộ khi doanh nghiệp sắp hiển thị một nguyên mẫu vẫn đang chờ cấp bằng sáng chế hoặc vấn đề liên quan đến bản quyền.

Với các nhà đầu tư mạo hiểm, cuộc họp đầu tiên sẽ không quyết định xuống tiền dù ý tưởng đột phá đến đâu mà sẽ trải qua nhiều cuộc gặp vào những lần tiếp theo. Vì thế hãy hẹn nhiều buổi gặp mặt nhất có thể bằng cách xây dựng câu chuyện của riêng startup và nỗ lực tối đa để buổi trình bày diễn ra hoàn hảo nhất. Đây là điều khó khăn nhất với founder, đặc biệt là người chỉ quen thuộc với màn hình máy tính hơn là đám đông. Cuối cùng, đừng kết thúc cuộc gặp mà bạn vẫn chưa chốt được bất cứ vấn đề gì, có thể là cuộc hẹn tiếp theo hoặc một lừa hứa về dự định đầu tư của họ. 

Theo Vnexpress.net

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...