Tăng chi ngân sách nhà nước năm 2023 thêm 340.000 tỷ đồng

Dự toán tổng chi cân đối NSNN năm 2023 là gần 2,1 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 291.600 tỷ đồng (16,3%) so với dự toán năm 2022 .
Tăng chi ngân sách nhà nước năm 2023 thêm 340.000 tỷ đồng

Chiều 20/10, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025.

Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách nhà nước bằng 94% dự toán. 

Thu nội địa đạt 88,9% dự toán, thu dầu thô đạt 113% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 108,8% dự toán. Đánh giá cả năm thu ngân sách ước tăng 14,3% so với dự toán.

Tỷ lệ huy động ngân sách nhà nước đạt 17,2% GDP, từ thuế, phí đạt 13,9% GDP, trong đó thu nội địa đạt 9,8%, thu dầu thô vượt 141%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 23,6%.

Về chi ngân sách, hết tháng 9 đã đạt 60,9% dự toán. Trong đó chi đầu tư, phát triển đạt 48,1% dự toán. Đánh giá cả năm, chi ngân sách nhà nước bằng 114,1% dự toán, trong đó giải quyết vốn đầu tư công ước đạt 96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Chi trả nợ lãi đạt 96,1%, chi thường xuyên đạt 100,7% dự toán.

Về dự toán chi ngân sách năm 2023, Bộ trưởng cho biết năm 2023 sẽ tăng chi NSNN so với dự toán NSNN năm 2022 khoảng 338.000 - 340.000 tỷ đồng.

Trong đó, tăng chi các nhiệm vụ đầu tư phát triển của NSTW khoảng 161.000tỷ đồng (bao gồm cả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và một số nhiệm vụ chi đầu tư phát triển khác).

Tăng chi cân đối ngân sách địa phương đảm bảo các chính sách, chế độ theo quy định khoảng 73.000 tỷ đồng. Trong đó bao gồm tăng lương cơ sở, tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội, điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở (khoảng 60 nghìn tỷ đồng).

Tăng chi thường xuyên thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 (khoảng 14-15.000 tỷ đồng) và tăng chi thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bố trí dự phòng NSNN hợp lý trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường và một số nhiệm vụ cấp thiết khác.

Xem thêm

Tp.HCM thu ngân sách đạt ngưỡng 350.000 tỷ đồng trong 9 tháng

Tp.HCM thu ngân sách đạt ngưỡng 350.000 tỷ đồng trong 9 tháng

Tính đến tháng 9/2022, hoạt động thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tp.HCM đang ghi nhận tăng vọt ở mức cao mới, vượt mức ước tính 349.902 tỷ đồng, tương đương 27,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt là các mức thu về bất động sản và dầu thô.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...