Masan Group sắp phát hành hơn 236 triệu cp thưởng, nâng vốn lên 14.160 tỷ đồng

Masan Group đang niêm yết hơn 1,1 tỷ cổ phiếu MSN trên thị trường, tương đương vốn điều lệ hơn 11.805 tỷ đồng. Sau đợt phát hành hoàn tất vốn điều lệ của doanh nghiệp dự kiến kiến tăng lên 14.166 tỷ đồng.
Masan Group sắp phát hành hơn 236 triệu cp thưởng, nâng vốn lên 14.160 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa thông qua nghị quyết triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, Masan dự kiến phát hành hơn 236 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn sử dụng là từ thặng dư vốn cổ phần theo báo cáo tài chính công ty mẹ gần nhất được kiểm toán. Được biết, theo báo cáo tài chính công ty mẹ đã kiểm soát, đến cuối tháng 6/2021, thặng dư vốn cổ phần của Masan là hơn 11.084 tỷ đồng.

Lô cổ phiếu này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng và dự kiến được phát hành trong quý I hoặc quý II/2022 sau khi nhận được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thời điểm cụ để giao cho chủ tịch HĐQT hoặc tổng giám đốc Masan quyết định.

Hiện Masan đang niêm yết hơn 1,1 tỷ cổ phiếu trên thị trường, tương đương vốn điều lệ hơn 11.805 tỷ đồng. Khi đợt phát hành hoàn tất, vốn điều lệ của tập đoàn này sẽ tăng lên trên 14.166 tỷ đồng.

Trước đó, tập đoàn đã lấy ý kiến cổ đông và được thông qua phương án tăng vốn từ vốn chủ sở hữu cùng giảm room ngoại từ 100% về 49%.

Thời điểm thực hiện phương án thưởng cổ phiếu sẽ là quý I hoặc II sau khi được UBCK chấp thuận.

Vào đầu tháng 12, tập đoàn thông báo tăng cổ tức tiền mặt 2021 từ 10% lên 12%. Đơn vị đã tạm ứng 9,5% trong tháng 7 và phần còn lại thanh toán cuối tháng 12 (ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/12).

Cuối tháng 12/2021, Masan đã thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền với tỷ lệ 2,5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 250 đồng. Trước đó, cổ tức đợt 1/2021 đã được Masan thực hiện vào giữa tháng 7/2021 với tỷ lệ chia là 9,5% bằng tiền mặt.

Cập nhật kết quả kinh doanh, 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần Masan đạt 64.801 tỷ đồng, tăng trưởng 16,5% so với mức 55.618 tỷ đồng vào cùng kỳ năm trước. Hầu hết các mảng kinh doanh của tập đoàn ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh. Cụ thể, Masan Consumer Holdings tăng 14,3%; Masan MEATLife tăng 32,8% và Masan High-Tech Materials tăng 89,3%.

Quý III/2021 là quý đầu tiên WinCommerce (trước đây là VinCommerce) có lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông dương, sau 7 quý kể từ lúc được Masan mua lại. Đây là “trái ngọt” quan trọng trong chiến lược tái cấu trúc WinCommerce, tạo nền tảng để Masan thực hiện các bước đi chiến lược trên thị trường tiêu dùng – bán lẻ Việt Nam.

Trước nữa, Masan cũng công bố ký kết giao dịch với các nhà đầu tư bao gồm TPG, Platinum Orchid (thuộc sở hữu của Quỹ đầu tư Quốc gia Abu Dhabi - ADIA) và SeaTown Master Fund (do công ty con của Temasek Holdings quản lý) cho khoản đầu tư 350 triệu USD vào Công ty Cổ phần The CrownX.

Giao dịch này chính thức khép lại vòng huy động vốn cuối cùng vào hệ sinh thái The CrownX. Sau giao dịch, The CrownX được định giá 8,2 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu, tương đương giá mỗi cổ phần là 105 USD (xấp xỉ 2.415.000 đồng).

Xem thêm

Masan mua lại VinMart, người Việt hưởng nhiều lợi ích

Masan mua lại VinMart, người Việt hưởng nhiều lợi ích

Năm 2020, dù đối mặt với “cơn bão Covid-19”, nền kinh tế Việt Nam vẫn được Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng gần 3%. Thị trường bán lẻ VN cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của DN Việt trong việc phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm