Tạo “đòn bẩy” chứng khoán phái sinh

Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời đã tạo thêm sản phẩm mới hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư. Trong 7 ngày giao dịch phái sinh đầu tiên, đã có 10.524 hợp đồng giao dịch, tương ứng giá trị tới 787 nghìn
Tạo “đòn bẩy” chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh sẽ tăng trưởng khả quan khi thị trường cơ sở tốn hơn 

Thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh Việt Nam chính thức vận hành ngày 10/8/2017, đánh dấu bước phát triển hoàn thiện hơn của thị trường. Khởi đầu với 4 mã hợp đồng tương lai chỉ số VN30, sân chơi mới chứng khoán phái sinh đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Nhà đầu tư thận trọng

Theo thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trước giờ khai trương TTCK phái sinh, có 2.450 tài khoản sẵn sàng giao dịch. Hai phiên giao dịch đầu tiên (ngày 10 và 11/8/2017) ghi nhận 1.102 hợp đồng tương lai được khớp lệnh thành công, tương ứng giá trị đạt 82,4 tỷ đồng. Tính trung bình lượng hợp đồng khớp lệnh đạt 0,45 hợp đồng/tài khoản cho thấy sự quan tâm vẫn còn hạn chế của nhà đầu tư vào sân chơi mới mẻ này.

Tuy nhiên, sang đến tuần giao dịch thứ hai, hoạt động giao dịch trên thị trường phái sinh tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị giao dịch. Trong tuần đã có 9.422 hợp đồng được giao dịch với giá trị tương ứng đạt xấp xỉ 704,6 tỷ đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 1.884 hợp đồng/ngày và giá trị giao dịch đạt 140,92 tỷ đồng/phiên.

Điều này cho thấy mức độ quan tâm của nhà đầu tư với chứng khoán phái sinh đã tăng tích cực hơn.

Trong tuần thứ hai vận hành, có 1 mã hợp đồng tháng hiện tại là VN30F1708 đáo hạn ngày 17/8/2017 và 1 mã hợp đồng mới là VN30F1710 (đáo hạn tháng 10/2017) niêm yết ngày 18/8/2017.

Tính chung 7 ngày giao dịch kể từ thời điểm khai trương đến nay, nhà đầu tư đã thực hiện giao dịch 10.524 hợp đồng, giá trị giao dịch tương ứng (theo quy mô hợp đồng) 787 nghìn tỷ đồng. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trong tuần, khối lượng hợp đồng mở là 1.356 hợp đồng.

Chứng khoán phái sinh vận hành vào thời điểm thị trường chứng khoán điều chỉnh rung lắc mạnh do tin đồn bắt nguyên lãnh đạo ngân hàng BIDV, chỉ số VNIndex giảm mạnh về vùng 762 điểm, VN30 giảm mạnh về 743 điểm và ước tính thị trường “bốc hơi” 2 tỷ USD. Nhóm VN30 chỉ có 6 mã tăng khá mỏng bao gồm SAB, GMD, VNM, MSN, BMP, ROS, còn 24 cổ phiếu khác đóng cửa vùng giá đỏ. Các hợp đồng tương lai (HĐTL) cũng không nằm ngoài xu hướng này, đồng loạt giảm từ 2.0 – 3,5 điểm

         Bảng 1: Tổng hợp giao dịch toàn thị trường (tuần 14-18/08/2018)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

14/08

15/08

16/08

17/08

18/08

1

Khối lượng giao dịch

Hợp đồng

898

1.277

1.945

2.384

2.918

2

Giá trị giao dịch

Triệu đồng

67.205,87

95.826,92

145.761,62

178.832,2

216,97

3

Khối lượng hợp đồng đang lưu hành (OI)

Hợp đồng

535

793

1.009

1.054

1.356


Trong khi VN30 giảm sâu, các HĐTL có mức biến động ít hơn, đưa giá HĐTL lên khá cao so với giá lý thuyết, phản ánh nhà đầu tư vẫn kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi trong các tháng tới. Theo nhận định của SSI, sau khi HĐTL đáo hạn, VSD sẽ sử dụng giá cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho các HĐ đang mở thay vì sử dụng giá giao dịch của HĐTL như trong các phiên trước. Do đó, việc giao dịch ở biên độ chênh lệch lớn so với giá cơ sở khi gần sát thời gian đáo hạn hợp đồng sẽ gia tăng thua lỗ cho nhà đầu tư.

Rủi ro thị trường

Thị trường phái sinh hiện còn mới mẻ, quy mô giao dịch và sản phẩm hạn chế nên các nhà đầu tư vẫn e ngại, tâm lý nghe ngóng. Song chứng khoán phái sinh có yếu tố tính đòn bẩy cao nên khả năng sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư “lướt sóng” đúng nhịp và mức độ rủi ro ít hơn so với đầu tư cổ phiếu cơ sở.

Song tuần đầu chứng khoán phái sinh mở cửa, tin đồn đã làm thị trường chứng khoán rung lắc mạnh khiến VN30 bị giảm mạnh 2,25%, ảnh hưởng tới chỉ số tham chiếu của mã Hợp đồng đáo hạn tháng 8 (VN30F1708) cao hơn đáng kể so với chỉ số VN30 và hợp đồng này chỉ còn 1 tuần là đáo hạn (17/08) dẫn tới bị giảm điểm mạnh trong ngắn hạn.

Đơn cử, phiên giao dịch ngày 17/8, thị trường chứng khoán phái sinh hồi phục vào đầu phiên song ngay lập tức giảm mạnh vào nửa cuối phiên, cả 4 HĐTL đều giảm điểm, trong đó HĐTL tháng 8 và 9 giảm mạnh nhất. Việc giảm mạnh hôm nay dễ tạo ra cơ hội hồi nhẹ lên vào đầu phiên giao dịch kế tiếp song mức mua để tận dụng sóng phục hồi ngắn trong xu hướng giảm là chiến lược nhiều rủi ro hơn là chiến lược bán khi giá tăng.

SSI đưa khuyến nghị nhà đầu tư bán ở mức giá cao khi phục hồi cho chiến lược đầu tư ngắn hạn ít nhất một hoặc hai phiên giao dịch tới do VN30 tiếp tục có xu hướng yếu đi.

Hơn nữa, hiện các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm Hợp đồng VN30F1708 - mã có kỳ hạn ngắn nhất với tỷ trọng tới 80% khối lượng giao dịch, trong khi các mã hợp đồng kỳ hạn dài đáo hạn tháng 12/2017 và tháng 3/2018 rất thấp. Điều này phản ánh tâm lý lo ngại thanh khoản thấp và rủi ro ở giao đoạn đầu vận hành chứng khoán phái sinh còn non trẻ, cần thời gian dài để “thử lửa”.

Theo một số chuyên gia, chứng khoán phái sinh sẽ phát triển tốt hơn khi thị trường chứng khoán cơ sở tốt hơn, minh bạch, có thêm các sản phẩm mới như quỹ mở, quỹ đóng, đa dạng sản phẩm phái sinh…

Hiện, thị trường cơ sở mới chỉ có hơn 700 doanh nghiệp niêm yết, trên 500 doanh nghiệp đại chúng giao dịch trên UPCoM. Quy mô, số lượng cổ phiếu hạn chế, lại chưa thực sự minh bạch, thanh khoản chưa cao như kỳ vọng để đủ sức hấp dẫn dòng tiền lớn, các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, khi thị trường cơ sở vững vàng hơn thì thị trường chứng khoán phái sinh sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn.

>> Ngày 10/8 có 487 hợp đồng giao dịch chứng khoán phái sinh 

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...