Tập đoàn LG dự kiến đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Tập đoàn LG đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất máy ảnh cho điện thoại trong tương lai và mong muốn tiếp tục hợp tác đầu tư tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.
Tập đoàn LG

Từ năm 1995 và đến nay, Tập đoàn LG đã đầu tư 5,3 tỷ USD vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, sản xuất máy ảnh, điện tử, điện gia dụng, thiết bị ô tô. Tập đoàn này hiện có khoảng 27.000 nhân viên, công nhân Việt Nam làm việc trực tiếp trong các nhà máy LG tại Việt Nam và các công ty thành viên có tới 70.000 lao động Việt Nam.

Tương lai, Tập đoàn LG sẽ đầu tư vào Việt Nam thêm 4 tỷ USD nữa. Tập đoàn mong muốn tiếp tục hợp tác đầu tư tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Mong muốn đưa Việt Nam là trung tâm sản xuất máy ảnh cho điện thoại trong tương lai. 

Tập đoàn LG là một trong những tập đoàn lớn muốn tiếp tục và cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những tập đoàn mong muốn đưa Việt Nam trở thành "một trong những căn cứ điểm sản xuất" hàng đầu tập đoàn. 

Đơn cử, Chủ tịch Tập đoàn CJ Kyung Shik Sohn khẳng định, tập đoàn đã và đang thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam thành thị trường lớn thứ 3 trong 30 thị trường trên thế giới của tập đoàn và tới đây Việt Nam sẽ trở thành cứ điểm sản xuất, kinh doanh của CJ ở Đông Nam Á. 

Hyundai Motor thì đặt mục tiêu  đưa Việt Nam trở thành một "căn cứ địa" khu vực và thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ô tô. 

Chủ tịch Tập đoàn Daewoo E&C Hàn Quốc cho biết Deawoo mong muốn đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam, nhất là các dự án về xăng dầu, khí đốt thiên nhiên, tăng trưởng xanh, môi trường và phát triển cộng đồng. 

Phía Tập đoàn Doosan cho biết tập đoàn đang chuyển hướng đầu tư từ nhiệt điện than sang sản xuất điện từ năng lượng tái tạo và áp dụng mô hình điện gió tiên tiến của Hàn Quốc vào Việt Nam. Doosan cũng đang liên danh với các đối tác Việt Nam để cùng nghiên cứu, phát triển các nguồn năng lượng xanh, đồng thời truyền kinh nghiệm cho các đối tác Việt Nam để cả hai bên cùng thu được lợi ích cao nhất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.