Tập đoàn Samsung: “Quân át chủ bài” của nền kinh tế Hàn Quốc

Samsung là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và thành công nhất ở Hàn Quốc, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ 5 châu Á…

Là một trong những doanh nghiệp đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc, cái tên Samsung gần như có thể được nhìn thấy, nghe thấy ở khắp nơi trên thế giới.

Sau hơn 80 năm phát triển, Tập đoàn Samsung đã nắm bắt cơ hội để từ một công ty thương mại được đa dạng hóa sang hầu hết các lĩnh vực như điện tử, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ - những lĩnh vực đã mang đến thành công cho tập đoàn ngày hôm nay. 

Tính đến năm 2021, Samsung là tập đoàn có giá trị thương hiệu cao thứ 6 toàn cầu.

Những cột mốc đáng nhớ 

Samsung được thành lập bởi doanh nhân Lee Byung Chul vào năm 1938 với hình hài ban đầu là một công ty thương mại buôn bán nhỏ lẻ. Vào thời điểm đó, Hàn Quốc đang nằm dưới sự cai trị thuộc địa của Nhật Bản, và ông Lee đã nhìn thấy cơ hội để bắt đầu một công việc kinh doanh có thể giúp đất nước trở nên tự chủ hơn. 

Ông Lee Byung Chul bắt đầu với việc xuất khẩu hàng hóa được sản xuất trong khu vực, chẳng hạn như cá, rau và trái cây sang Trung Quốc. Sau Chiến tranh Triều Tiên, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực dệt may với một nhà máy len lớn nhất ở Hàn Quốc. 

Chiếc lược tập trung vào công nghiệp hóa của ông Lee xuất phát từ mục tiêu giúp đất nước tái phát triển sau chiến tranh. Trong thời gian đó, công việc kinh doanh của Samsung được hưởng lợi từ các lợi ích về thuế, khoản vay đặc biệt, chính sách lao động và các khoản trợ cấp khác được chính phủ Hàn Quốc thông qua, với mục đích giúp đỡ và hỗ trợ các tập đoàn lớn trong nước.

Tập đoàn Samsung
Trụ sở đầu tiên của công ty tại tỉnh Daegu, Hàn Quốc trong những năm 1930

Vào thời điểm cuối thập niên 1950, Samsung đã mua lại ba ngân hàng thương mại lớn nhất Hàn Quốc cũng như một công ty bảo hiểm và các nhà sản xuất xi măng, phân bón; tiếp theo đó là một công ty nylon và chuỗi cửa hàng bách hóa.

Trong những năm 1970, công ty mở rộng các quy trình sản xuất hàng dệt may của mình để bao trùm toàn bộ dây chuyền sản xuất—từ nguyên liệu thô cho đến sản phẩm cuối cùng—nhằm khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường lúc bất giờ. Các công ty con mới như Samsung Heavy Industries, Samsung Shipbuilding, và Samsung Precision Company (Samsung Techwin) được thành lập. Ngoài ra, trong cùng thời gian đó, công ty lấn sân sang đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, hóa chất và hóa dầu, mang lại cho công ty một lộ trình tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Samsung lần đầu tiên bước vào ngành công nghiệp điện tử vào năm 1969 với sản phẩm đầu tiên là chiếc tivi đen trắng “The SW-T506L”. Trong những năm 1970, công ty bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm điện tử gia dụng ra nước ngoài. Vào thời điểm đó, Samsung đã vươn lên thành một nhà sản xuất lớn ở Hàn Quốc và tiếp tục thâu tóm 50% cổ phần của công ty bán dẫn Korea Semiconductor.

tập đoàn Samsung
Dây chuyền sản xuất tại nhà máy của công ty ở Suwon, Hàn Quốc năm 1969

Đầu những năm 1980 chứng kiến sự mở rộng nhanh chóng của các mảng kinh doanh công nghệ khác của Samsung. Các chi nhánh bán dẫn và điện tử riêng biệt đã được thành lập để phục vụ nhu cầu phát triển hệ thống doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh tại xứ sở kim chi. Chính những kế hoạch này đã giúp Samsung nhanh chóng trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu về dịch vụ công nghệ thông tin. Từ đó, Samsung cũng nhanh chóng thành lập hai viện nghiên cứu và phát triển để mở rộng dây chuyền công nghệ của công ty sang lĩnh vực điện tử, chất bán dẫn, hóa chất polyme cao, công cụ kỹ thuật di truyền, viễn thông, hàng không vũ trụ và công nghệ nano.

Sau sự ra đi của nhà sáng lập Lee Byung-Chul vào năm 1987, Samsung được tách thành bốn tập đoàn kinh doanh chính: Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Shinsegae, Tập đoàn CJ, Tập đoàn Hansol. 

Tập đoàn Samsung, tập đoàn lớn nhất, chịu trách nhiệm về phần lớn các hoạt động kinh doanh bao gồm các lĩnh vực điện tử, kỹ thuật và dịch vụ tài chính. Trong khi đó, Shinsegae tập trung vào ngành bán lẻ và hệ thống bách hóa và Tập đoàn CJ chuyên vè sản phẩm thực phẩm, giải trí và hóa chất. Tập đoàn Hansol chú trọng vào mảng kinh doanh viễn thông và truyền thông.

Công lao vực dậy nền kinh tế Hàn Quốc

Vào những năm 1950, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á. Ngày nay đây lại là một trong những nơi giàu có nhất trên thế giới. Thay đổi ngoạn mục này được hỗ trợ rất lớn bởi sự trỗi dậy của một bộ phận doanh nghiệp gia đình đã gây dựng nên những đế chế như Samsung, LG và Hyundai.

Samsung là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và thành công nhất ở Hàn Quốc, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đứng thứ 5 châu Á.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, xuất khẩu của Samsung chiếm khoảng 20% tổng sản lượng xuất khẩu cả nước vào năm 2020. Trong cùng năm, doanh thu của Samsung chiếm khoảng 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, thành công của Samsung cũng đem đến nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế Hàn Quốc theo những cách khác nhau. Là một nhà tuyển dụng lớn trong nước, Samsung có trong tay một lực lượng lao động hơn 300.000 người, mang lại đòn bẩy rất lớn cho thị trường lao động địa phương. Ngoài ra, các nỗ lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của Samsung đã giúp thúc đẩy đổi mới, đóng góp vào sự phát triển cho các ngành công nghiệp công nghệ cao của Hàn Quốc nói riêng và thế giới nói chung. 

tập đoàn samsung
Các thiết bị điện tử của Samsung xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày

Tại Hàn Quốc, hầu như tất cả các mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng đều có thể được đáp ứng bởi Samsung.

Một người dân Hàn Quốc có thể được sinh ra tại Trung tâm Y tế nổi tiếng của Samsung, theo học tại một trường đại học danh tiếng thuộc sở hữu của Samsung, sống trong các khu nhà ở của Samsung — thậm chí mua bảo hiểm nhân thọ từ một công ty con của Samsung và đi nghỉ ở công viên giải trí Everland do Samsung sở hữu. 
Và, với kỳ vọng của một người trẻ tuổi, nếu hoàn thành xuất sắc bài thi GSAT — bài kiểm tra năng lực toàn cầu của Samsung — bạn có thể được tuyển dụng vào một vị trí được đánh giá cao trong các công ty con của tập đoàn.

Khi nhiếp ảnh gia Romain Champalaune đến Hàn Quốc vào năm 2013, ông đã bị ấn tượng bởi vai trò của Samsung đối với quốc gia này, cả về mặt tài chính và chính trị. Ông nhận thấy rằng nhiều người Hàn Quốc tự hào về sự tăng trưởng kinh tế do các tập đoàn chaebol thúc đẩy, điều đã đưa đất nước trở thành một cường quốc tài chính. 

Nhưng không phải ai cũng cảm thấy như vậy. 

“Samsung là trọng tâm trong câu chuyện thành công của nền kinh tế Hàn Quốc. Nhưng cũng có một mặt tối của nó. Thực sự người dân Hàn Quốc vẫn có mối quan hệ yêu-ghét với các chaebol, bao gồm cả Samsung”, ông Champalaune nhận xét và nói thêm: “Toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc vào sức khỏe của Samsung. Nếu Samsung sụp đổ, toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc sẽ lao đao. Có thể nói, viễn cảnh thực tế hiện này về Samsung là nó quá lớn để có thể thất bại”. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Với sự nỗ lực không ngừng, Vinpearl đã đạt được một cột mốc đáng ghi nhớ khi lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á. Thành công này là kết quả của quá trình đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ, không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng Thương hiệu quốc gia cho đại diện VNPT VinaPhone

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu quốc gia

VinaPhone 5G và MyTV vừa vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNPT trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường...

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel vừa chính thức giới thiệu đến người tiêu dùng dòng sơn ngoại thất Dulux Weathershield Royal Shine với tính năng tự làm sạch độc đáo. Đây là dòng sơn sở hữu công nghệ Hybrid Mineral tiên tiến, mang đến giải pháp bảo vệ vượt trội lên tới 12 năm dành cho phân khúc dinh thự cao cấp.

ROX Group xuất sắc nhận “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2024

ROX Group xuất sắc nhận “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2024

Chiến lược tái định vị thương hiệu ấn tượng cùng nỗ lực khẳng định vị thế trong nước và quốc tế đã giúp ROX Group ghi tên mình vào bảng vàng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” và “Thương hiệu truyền cảm hứng” của Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024...

Tetra Pak kỷ niệm 30 năm thành lập

Tetra Pak kỷ niệm 30 năm thành lập Tetra Pak Việt Nam

Với sứ mệnh "Bảo vệ chất lượng tốt: Thực phẩm, con người và hành tinh", Tetra Pak luôn hướng tới một tương lai bền vững, cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng, thúc đẩy hợp tác trong ngành, và dẫn dắt chuyển đổi bền vững mang lại lợi ích lợi tốt đẹp cho cộng đồng và môi trường.