Tập trung thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế

Là một trong những yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Chỉ thị về việc tăng cường công tác thu ngân sách phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách và nhiệm vụ công tác quản lý thuế năm 2019.
Tập trung thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế

Chỉ thị nêu rõ, để đảm bảo ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2019 được giao, giúp Chính phủ chủ động trong điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi năm 2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp tập trunk thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi tiền thuế nợ đọng,... hoàn thành nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước đã được giao. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Tất cả các đơn vị trong hệ thống thuế, từ Tổng cục đến Cục thuế, Chi cục thuế, các đội thuế cần quản lý đối tượng thu, theo dõi sát tiến độ thu nộp ngân sách để kịp thời triển khai các giải pháp quản lý thu, khai thác tăng thu; thường xuyên đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý nhằm hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2019 trên địa bàn đã được giao.

Đối với công tác thu hồi nợ đọng thuế, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng ngành thuế quản lý.

Thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế như tổ chức rà soát, phân loại nợ, theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản nợ thuế để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở người nộp thuế, tăng cường đôn đốc xử lý nợ chây ỳ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ, công khai thông tin nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các đội liên ngành rà soát thu hồi nợ đọng thuế để thực hiện phương án xử lý nợ đọng thuế mà Cục thuế, Chi cục thuế đã xây dựng từ đầu năm, đồng thời, thu triệt để các khoản nợ mới phát sinh trong năm 2019.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, Chỉ thị nhấn mạnh cần tăng cường kiểm soát việc triển khai thanh tra, kiểm tra thuế trong đơn vị theo từng tuần, tháng, quí để đôn đốc bố trí nguồn lực phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và có giải pháp hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2019. Đối tượng thanh tra, kiểm tra tập trung vào các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, doanh nghiệp lớn nhiều năm chưa thực hiện thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp hoàn thuế lớn, hoặc các doanh nghiệp liên kết có rủi ro cao về giá chuyển nhượng...

Ngoài ra, cơ quan thuế các cấp cần theo dõi cập nhật kịp thời tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Đẩy mạnh công tác giám sát việc kê khai thuế của người nộp thuế để thu kịp thời các khoản thuế phát sinh phòng tránh việc kê khai thấp, không sát với thực tế hoặc chuyển sang kỳ kê khai tiếp thep làm ảnh hưởng đến số thu nộp Ngân sách Nhà nước.

Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 08/11/2018 về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước. Các cán bộ, công chức quản lý thuế có trách nhiệm thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong việc thực thi công vụ, phòng ngừa tham nhũng và không được gây khó khăn, phiền hà cho người nộp thuế.

Về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy ngành Thuế, Bộ trưởng yêu cầu: Tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của Tổng cục, Cục thuế, Chi cục thuế theo Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/09/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế. Việc hợp nhất các Chi cục thuế thành Chi cục thuế khu vực phải đảm bảo chặt chẽ, không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời phải đảm bảo đoàn kết thống nhất trong toàn đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...