Techcombank - Không phụ thuộc tín dụng, lợi nhuận vẫn tăng kỷ lục đạt 5.196 tỷ đồng

Nửa đầu năm 2018, Techcombank ghi nhận mức lãi kỷ lục 5.196 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng tăng tới 20% so với cùng kỳ và tăng trưởng tí
Techcombank - Không phụ thuộc tín dụng, lợi nhuận vẫn tăng kỷ lục đạt 5.196 tỷ đồng

Đa dạng hóa doanh thu, dẫn đầu về tỷ suất sinh lời

Báo cáo tài chính của Techcombank cho thấy, trong cơ cấu doanh thu thuần, thu từ lãi vẫn tăng và chiếm phần lớn song tỷ lệ đang giảm dần. Thu ngoài lãi tiếp tục tăng mạnh. Việc đa dạng hóa nguồn thu đã giúp ngân hàng đạt được tỉ lệ thu nhập ngoài lãi chiếm 41.7% tổng thu nhập, riêng thu nhập từ phí tăng tới 8%.

“Chiến lược của Techcombank là đến năm 2020, doanh thu ngoài lãi sẽ đạt xấp xỉ 50% tổng doanh thu, giúp ngân hàng tăng trưởng bền vững”, ông Nguyễn Lê Quốc Anh, CEO Techcombank cho biết.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao cho vay ít nhưng nguồn thu từ lãi vẫn rất cao trong 6 tháng đầu năm? Theo lãnh đạo Techcombank, khoản thu nhập này không chỉ đến từ hoạt động cho vay trong 6 tháng đầu năm mà phần lớn là từ các khoản cho vay từ những năm trước.

Hơn nữa, lãi từ hoạt động cho vay lớn là do chi phí dự phòng rủi ro thấp và NIM cao. Hiện nay, NIM đang ở mức rất cạnh tranh (3,7%). Nguyên nhân chính là nhờ Techcombank có nguồn vốn huy động rất rẻ so với thị trường. Cụ thể, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại Techcombank chiếm 25% tổng tiền gửi. Con số kỷ lục này giúp ngân hàng có được NIM cao và có nguồn thu lớn từ lãi. 6 tháng đầu năm 2018, chi phí dự phòng của Techcombank giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017, từ 2.379 tỷ đồng xuống còn 1.044 tỷ đồng.

Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất về Techcombank không phải là con số lợi nhuận khủng 6 tháng đầu năm, mà ấn tượng nhất chính tỷ suất sinh lời đáng ngạc nhiên của ngân hàng này.

Hiện xét theo tổng tài sản và vốn điều lệ, Techcombank đứng sau nhiều ngân hàng. Xét riêng về tín dụng, Techcombank thậm chí còn đứng sau rất nhiều nhà băng khác. Tuy nhiên, xét về lợi nhuận, Techcombank đang là quán quân của khối ngân hàng TMCP và chỉ kém hai ngân hàng quốc doanh Vietcombank và Vietinbank.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Techcombank, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE-%) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA-%) của ngân hàng lần lượt đạt 24,32% và 3,16%. Việc đa dạng hóa nguồn thu và tận dụng tốt đồng vốn huy động cũng như cho vay đã giúp ngân hàng này dẫn đầu về khả năng sinh lời trên thị trường.

Quan trọng là khả năng tăng trưởng dài hạn

Theo các chuyên gia ngân hàng, khả năng tăng trưởng của nhà băng phụ thuộc rất lớn vào vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn (CAR).

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ CAR của toàn hệ thống đang ở mức khoảng 12% (quy định tối thiểu là 9%). Trong đó, tỷ lệ CAR của khối ngân hàng TMCP quốc doanh là 9,4% và của khối ngân hàng TMCP là hơn 11,3%. Tới năm 2020, khi Basel II được triển khai rộng rãi, hệ số CAR của nhiều ngân hàng sẽ bị đánh giá giảm hơn nữa dựa theo công thức mới. Tín dụng tăng nhanh trong khi vốn chủ sở hữu tăng chậm thời gian qua đã khiến hệ số CAR của nhiều ngân hàng giảm sút. Nếu không tìm được cách cải thiện, các ngân hàng này phải hạn chế mức độ tăng trưởng tín dụng để giữ mức tỷ số an toàn vốn trên ngưỡng tối thiểu.

Trên thị trường hiện nay, Techcombank là một trong những ngân hàng có hệ số CAR cao nhất nhì hệ thống (15,9%). Thêm vào đó, xét về tổng tài sản, Techcombank cũng đang đứng đầu nhóm ngân hàng TMCP tư nhân, bám đuổi sát sao các ngân hàng quốc doanh lớn nhất.

CEO Nguyễn Lê Quốc Anh phân tích những chỉ tiêu tài chính ấn tượng của Tecombank

“Trong kinh doanh ngân hàng, vốn là quan trọng nhất. Khả năng cho vay và phát triển dài hạn của ngân hàng phải dựa trên vốn chủ sở hữu. Từ năm 2015 đến nay, vốn chủ sở hữu của Techcombank đã tăng gần 3 lần, ngang ngửa một số ngân hàng TMCP quốc doanh và cao gấp đôi, gấp ba các ngân hàng có cùng mức tổng tài sản. Với vốn chủ sở hữu này, khả năng sinh lời và phát triển của Techcombank trong 2,3 năm tới sẽ tăng mạnh chúng tôi có nguồn lực tài chính để triển khai chiến lược phát triển Ngân hàng”, ông Nguyễn Lê Quốc Anh khẳng định.

Tiếp tục duy trì chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng

Mặc dù vốn chủ sở hữu và hệ số CAR cao đang cho phép Techcombank tăng gấp đôi dư nợ cho vay hiện nay, lãnh đạo Techcombank khẳng định, ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì quan điểm đa dạng nguồn thu, tăng trưởng tín dụng thận trọng và lựa chọn kỹ khách hàng tốt để giảm thiểu rủi ro.

Một con số đáng chú ý là hiện tỷ lệ nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi rocủa Techcombank hiện nay chỉ 0,5% và ngân hàng đã trích lập dự phòng cao gấp 1,5 lần con số này. Đây là tỷ lệ ngang bằng với các ngân hàng tốt nhất trên thế giới và thấp hơn nhiều ngân hàng Việt Nam (thường lên tới 2-3%). Việc kiểm soát được chi phí thất thoát giúp ngân hàng phát triển ổn định, bền vững và luôn trong tầm kiểm soát.

Trên thực tế ba năm trở lại đây, doanh thu mỗi năm của Techcombank tăng đều đặn 20-30%. Và kế hoạch phát triển trong dài hạn của TCB dựa trên tốc độ tăng trưởng này. Đây cũng là lý do nhiều nhà đầu tư ngoại nắm giữ cổ phiếu TCB mong được nhận cổ tức cổ phiếu hơn là cổ tức tiền mặt.

 >> 6 tháng Techcombank lãi trước thuế đột biến 5.196 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...