Than Cọc Sáu lỗ âm vốn chủ sở hữu gần 18 tỷ đồng

CTCP Than Cọc Sáu - Vinacomin đã công bố BCTC với khoản lỗ hơn 350 tỷ đồng trong quý III/2022. Kết quả 9 tháng đầu năm lỗ ròng gần 348 tỷ đồng.

BCTC quý III/2022, doanh thu thuần của Than Cọc Sáu đạt hơn 422 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ, nhưng do kinh doanh dưới giá vốn nên doanh nghiệp này lỗ gộp gần 313 tỷ đồng.

Sau khi trừ các chi phí phát sinh, Than Cọc Sáu lỗ ròng hơn 350 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi ròng hơn 400 triệu đồng.

Sau 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của doanh nghiệp vẫn tăng 30%, đạt 2,034 tỷ đồng, nhưng vì kinh doanh dưới giá vốn, Than Cọc Sáu lỗ ròng gần 348 tỷ đồng. Lỗ lũy kế gần 345 tỷ đồng.

Điều đáng nói, do vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp này chỉ gần 325 tỷ đồng, như vậy, Than Cọc Sáu đang âm vốn chủ sở hữu gần 18 tỷ đồng.

Than Cọc Sáu
Tính đến hết ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Than Cọc Sáu là 1,282 tỷ đồng, giảm 28% so với đầu năm

Theo giải trình của Than Cọc Sáu, doanh nghiệp bị lỗ do khá nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do sản lượng than sản xuất và chế biến 9 tháng giảm sâu so với kế hoạch năm 2022 (bao gồm than nguyên khai và than chế biến từ đất đá lẫn than).

Sau 9 tháng, doanh nghiệp mới đạt 1.5 triệu tấn, trong khi kế hoạch là 3 triệu tấn, tương đương 49.4% kế hoạch. Trong khi, các chi phí cố định như khấu hao, thuê xe hoạt động, bảo hiểm, chi phí chung, chi phí quản lý... lại tăng mạnh.

Tiếp đến, lượng than tiêu thụ 9 tháng chỉ hơn 1.6 triệu tấn, trong khi kế hoạch 2.98 triệu tấn, tương đương 54.1% kế hoạch năm.

Thứ 3, theo Than Cọc Sáu biết thời tiết không thuận lợi cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị lỗ. Điều kiện khai trường khó khăn, bờ mỏ cánh Bắc, cánh Nam tụt lún, nước moong dâng cao đột biến. Sau các đợt mưa lớn phải tổ chức khắc phục mất nhiều thời gian ảnh hưởng lớn đến tiến độ và sản lượng than khai thác, không đạt kế hoạch.

Thứ 4, chất lượng than nguyên khai khai thác 9 tháng đầu năm không đạt kế hoạch (phần than dưới sâu chất lượng tốt, không lấy được theo kế hoạch). Độ tro than NK khai thác thực hiện 39.84%, trên kế hoạch 37.45%, tăng 2.39% làm giảm chất lượng than sản xuất dẫn đến giảm giảm doanh thu, lợi nhuận.

Thứ 5, do điều kiện mỏ khai thác xuống sâu -300 m, khối lượng mỏ chủ yếu tập trung mức thấp, diện khai thác hẹp, đường nhiều cua dốc, diện đổ thải hẹp làm tăng mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu làm tăng chi phí, đặc biệt giá nhiên liệu năm 2022 tăng cao.

Tính đến hết ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Than Cọc Sáu là 1,282 tỷ đồng, giảm 28% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt giảm 52% còn 364 tỷ đồng và hàng tồn kho giảm 63%, về 203 tỷ đồng.

Nhưng, nợ phải trả của Than Cọc Sáu cũng đã giảm 9%, còn 1,300 tỷ đồng. Nợ vay lại tăng nhẹ 7%, lên 672 tỷ đồng, chủ yếu do các khoản vay dài hạn chuẩn bị đáo hạn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...