Loạt doanh nghiệp "họ VICEM" khai thác vượt phép hàng triệu tấn khoáng sản

Nhiều công ty thành viên thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) có dấu hiệu lãng phí tài nguyên trong quá trình khai thác khoáng sản, thậm chí khai thác vượt công suất cấp phép hàng triệu tấn.
Loạt doanh nghiệp "họ VICEM" khai thác vượt phép hàng triệu tấn khoáng sản

Tại thông báo kết luận kiểm toán chuyên đề quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017 – 2021 của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã nêu nhiều vấn đề trong việc thăm dò và khai thác khoáng sản tại các công ty con và công ty thành viên thuộc Vicem.

Về công suất khai thác, các công ty thành viên (công ty con) thuộc Vicem đã khai thác vượt công suất được cấp phép hàng triệu tấn đá vôi mỗi năm để sản xuất ximăng, clinker.

Tại mỏ đá vôi Hoàng Mai B (tỉnh Nghệ An), Vicem Hoàng Mai khai thác vượt công suất 212.208 tấn đá vôi trong năm 2019, vượt 82.860 tấn đá vôi trong năm 2020, vượt 153.740 tấn đá vôi trong năm 2021. Tỷ lệ vượt lần lượt là 11,8%, 4,6% và 8,5%.

Tại mỏ đá Tràng Kênh, Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng (Vicem Hải Phòng) đã khai thác vượt công suất vượt phép 84.572 tấn đá vôi để sản xuất ximăng, clinker trong năm 2021, tỷ lệ vượt là 6%.

Tại mỏ đá vôi Hang Nước, Ninh Bình, Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp (Vicem Tam Điệp) khai thác vượt công suất khoảng 111.188 tấn đá vôi trong năm 2021, tỷ lệ vượt là 6%.

Tại mỏ sét Ba Sao (tỉnh Hà Nam), Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn (Vicem Bút Sơn) có hai năm liên tiếp khai thác sét vượt công suất mỏ nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, doanh nghiệp khai thác vượt công suất khoảng 215.380 tấn trong năm 2019 và 43.350 tấn trong năm 2020, tỷ lệ vượt là 83,11% và 16,73%.

Ngoài ra, KTNN cho biết có hàng trăm ngàn tấn đá vôi kém chất lượng, đá lẫn sét, được thu gom (không tính vào công suất khai thác mỏ – PV) quá trình các công ty con của Vicem khai thác các mỏ đá vôi phục vụ sản xuất ximăng, clinker, nhưng các doanh nghiệp này chưa nộp bổ sung tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Nhà nước.

Để xử lý, KTNN đã ban hành quyết định xử phạt hành chính và kiến nghị lập báo cáo tổng thể về trữ lượng đã khai thác và sử dụng thực tế hằng năm, yêu cầu phải nộp tiền cấp quyền khai thác về Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.

Với hàng loạt vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản của các công ty thành viên trực thuộc VICEM, KTNN đề nghị VICEM chỉ đạo các đơn vị thành viên, người đại diện vốn tại các đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh, khắc phục tình trạng khai thác khoáng sản vượt công suất được phép khai thác, việc thực hiện thăm dò trước khi được cấp phép.

Ngoài ra, xem xét kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, các nhân trong việc khai thác khoáng sản vượt công suất tại hàng loạt đơn vị nêu trên.

Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện các đơn vị thành viên VICEM nộp thiếu hơn 6,8 tỉ đồng tiền thuế, trong đó có khoảng 2,46 tỉ đồng thuế tài nguyên, 4,43 tỉ đồng phí bảo vệ môi trường. Vì vậy, cơ quan này kiến nghị các đơn vị phải nộp bổ sung đầy đủ vào ngân sách.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...