Với những thay đổi trong cách thiết kế và thi công nhà ở, các gia đình có thể dễ dàng tạo ra một không gian sống trong lành hơn, hạn chế tối đã sự tồn tại của các khí độc hại.
Lựa chọn nội thất và vật liệu an toàn
Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà thường là các khí formaldehyde, benzen và hợp chất bay hơi (VOC) phát sinh từ những vật dụng rất phổ biến có mặt trong mọi gia đình như bàn ghế, giường tủ gỗ ép, thảm trải sàn, khói nhà bếp, vật liệu xây dựng, các chất tẩy rửa dùng trong vệ sinh hàng ngày…
Vì vậy, nếu đang sống trong một ngôi nhà được xây cố định, không thể chỉnh sửa lại kết cấu, việc chọn lựa các sản phẩm nội thất chất lượng cao, ít mùi và có xuất xứ đáng tin cậy là đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, việc đặt thêm cây trong phòng khách và phòng ngủ sẽ giúp thanh lọc chất gây ô nhiễm, đồng thời tăng lượng oxy trong không khí.
Trong trường hợp cần sơn sửa lại nhà, những dòng sơn an toàn về nguồn gốc nguyên liệu, khả năng bảo vệ tường nhà khỏi nấm mốc, vi khuẩn và cải thiện chất lượng không khí nên được ưu tiên. Đặc biệt đối với tình trạng ô nhiễm đáng báo động hiện nay tại Việt Nam thì việc nâng cao chất lượng không khí từ trong nhà càng quan trọng hơn.
Mới đây, hãng sơn Dulux còn ra mắt một sản phẩm sơn nội thất mới có khả năng thanh lọc không khí trong nhà. Sơn nội thất sinh học Air Clean mới có thể hấp thụ các khí độc hại, chuyển hóa thành các phần tử vô hại và giải phóng vào không khí giúp không gian trong lành hơn. Ngoài ra, sơn có thành phần tự nhiên như than tre hoạt tính và có 22% gốc sinh học được chứng nhận bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Sơn gần như không mùi, không chứa chì và thủy ngân, giúp bảo vệ sức khỏe gia đình.
Thiết kế thông khí tối đa
Một điểm đáng lưu ý là thiết kế của nhà ở tại các thành phố thường không thông khí tốt, đặc biệt là các nhà trong ngõ, chung cư. Việc không có luồng khí luân chuyển trong nhà khiến cho các chất ô nhiễm một khi đã xuất hiện sẽ rất khó thoát ra và tồn tại lâu.
Với các ngôi nhà đang trong giai đoạn thiết kế, chủ nhà cần lưu ý đến việc sắp đặt giếng trời hoặc các cửa đón - thoát gió, lỗ thông khí ở vị trí hợp lý để điều hướng không khí vào nhà nhằm pha loãng hoặc thay thế không khí ô nhiễm. Đây là cách thông khí tự nhiên có hiệu quả lâu dài với chi phí tiết kiệm.
Đối với công trình cố định không thể đục phá cải tạo nhiều, chú ý mở cửa thường xuyên, sử dụng thêm quạt và các thiết bị thông gió sẽ giúp tối ưu hóa khả năng làm sạch không khí. Việc tối giản đồ đạc, tạo khoảng trống nhiều cũng giúp hạn chế khí ô nhiễm tích tụ và tạo không gian cho gió lưu thông mạnh và thường xuyên.
Mới đây, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã xếp ô nhiễm không khí trong nhà vào 1 trong 5 mối nguy hại với sức khỏe. Trong khi đó, trung bình chúng ta dành tới 90% thời gian mỗi ngày ở trong nhà, bao gồm nơi ở, nơi làm việc, lớp học, các không gian kín khác như trung tâm thương mại, rạp phim… Hơn bao giờ hết, đã tới lúc chúng ta cần chú ý hơn đến các giải pháp giúp tăng cường chất lượng không khí cho không gian sống của chính mình.