Thêm khách hàng khóc nấc vì tiền trong tài khoản Vietcombank "bốc hơi"

“Không biết điều gì đang xảy ra, nên tôi phải khóa ngay ibanking sau đó thông báo tới Tổng đài Vietcombank thì được xác nhận đã khóa thẻ, mọi giao dịch ngừng thực hiện”, chị K. kể lại. Thêm khách
Thêm khách hàng khóc nấc vì tiền trong tài khoản Vietcombank "bốc hơi"

“Không biết điều gì đang xảy ra, nên tôi phải khóa ngay ibanking sau đó thông báo tới Tổng đài Vietcombank thì được xác nhận đã khóa thẻ, mọi giao dịch ngừng thực hiện”, chị K. kể lại.

Ngay sau khi thông tin chủ thẻ Vietcombank bị “bốc hơi” 500 triệu đồng trong tài khoản qua 1 đêm, lại có thêm khách hàng phản ánh bị mất tiền trong thẻ tín dụng Vietcombank.Cụ thể, chị K. (trú tại Long Biên, Hà Nội) cho biết mình đã mở tài khoản tại Chi nhánh Vietcombank Hoàn Kiếm, đăng ký sử dụng dịch vụ ibanking. Chị K. khẳng định, chưa từng thông báo hay nhắn tin cung cấp mật khẩu truy cập, mã OTP, số thẻ cho ai. ”Thẻ tín dụng này chỉ có một mình tôi sử dụng để giao dịch trên internet, chưa từng đưa thẻ cho ai mượn cũng như quẹt thẻ tại đâu!”.Hoảng hốt vì giao dịch ở nước ngoài Tuy nhiên ngày 1/8, khi chiếc thẻ này vẫn nằm trong ví của chị K. thì bất ngờ nhận được tin nhắn phát sinh giao dịch tại địa điểm không đúng với những địa chỉ chị từng giao dịch. Ngay sau đó, hàng loạt tin nhắn báo các giao dịch khác đang thực hiện.“Không biết điều gì đang xảy ra, nên tôi phải khóa ngay ibanking sau đó thông báo tới Tổng đài Vietcombank thì được xác nhận đã khóa thẻ, mọi giao dịch ngừng thực hiện”, chị K. kể lại.Ngay ngày hôm sau, tại chi nhánh Vietcombank Hoàn Kiếm, chị K. báo rà soát các dịch vụ, yêu cầu hủy thẻ cũ phát hành thẻ mới. “Ngày tiếp theo, tôi nhận được cuộc gọi từ nhân viên Vietcombank cho biết, giao dịch bất thường hôm 1/8 của tôi có một cái được thực hiện tại Singapore.Sau khi tôi khẳng định, chưa từng thực hiện bất cứ giao dịch nào tại Singapore thì nhân viên này cho biết NH sẽ nghiên cứu và thông báo lại. Tới đầu tuần rồi, NH cho biết giao dịch bất thường của tôi đã bị xóa trên hệ thống, không thực hiện sao kê. Vì vậy, số tiền đã báo khi giao dịch không bị mất”.Tuy nhiên, điều khiến chị K. thắc mắc, không rõ giao dịch bất thường được thực hiện trực tiếp từ thẻ hay qua internet, thì lại chưa được Vietcombank làm sáng tỏ. “Qua những tin nhắn báo về, tôi được biết có giao dịch thì thực hiện tại một cửa hàng ở Singapore, có giao dịch lại thực hiện qua những trang web tại Dubai, tại Anh... Tôi cũng không biết tài khoản của mình bị lộ ở chỗ nào?, chị K. đặt câu hỏi...Mất tiền vì khai báo tài khoản, mật khẩu tại trang web giả mạoTrở lại vụ việc của chủ thẻ Vietcombank bỗng dưng bị bốc hơi 500 triệu đồng, chiều 12/8, liên hệ với PV Báo Giao thông, chị H.N.H vẫn chưa hết bàng hoàng: “Tới giờ này, tôi cũng không biết nói gì, tại sao lại có sự trùng hợp khi 12h trưa 4/8 tôi nhận được số dư trong tài khoản là 500 triệu đồng thì tới 11h đêm cùng ngày bị rút sạch? Lỗi từ đâu, liệu có lỗ hổng trong hệ thống NH? Chỉ mong sự việc nhanh chóng được làm sáng tỏ để mọi người được yên tâm".Cũng theo lời chị H., từ khi biết sự cố, nhiều bạn bè của chị thông tin họ từng gặp tình huống tương tự. Có người đã bị rút tiền từ thẻ cách đây hàng tháng vẫn đang chờ giải quyết, chị H. nói.Theo chị H., sáng nay chị cũng đã nhận được thông báo của Vietcombank qua email mời chị tới làm việc cùng với cơ quan công an. Tuy nhiên, vì lý do công việc chị không thể tới buổi làm việc này. “Tại buổi làm việc với lãnh đạo Vietcombank vào chiều 11/8, lãnh đạo NH có giải thích nhưng tôi vẫn không hiểu nguyên nhân sự cố của tôi là do lỗi từ đâu? Tại sao tôi không nhận được tin nhắn mã OTP như các giao dịch trước đó? Vì vậy, tôi yêu cầu NH làm văn bản chính thức giải thích nguyên nhân, song tới giờ tôi vẫn chưa nhận được”, chị H. chia sẻ.Được biết, đến thời điểm hiện tại Vietcombank đã có thông tin về vụ việc trên trang web chính thức như sau: "Trên cơ sở thông tin do khách hàng cung cấp, có cơ sở để xác định khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo (có địa chỉ http://creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng vào đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/8/2016".Theo đơn vị này, các đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau ở Việt Nam. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia.Sau khi xảy ra sự cố, Vietcombank đã xử lý bằng các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại được 300 triệu đồng chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống của đơn vị này. Hiện NH đang phối hợp với khách hàng và cơ quan chức năng, để làm rõ các đối tượng chủ mưu trong vụ viêc.Cũng trong này hôm nay, Vietcombank đã trực tiếp cảnh báo khách hàng qua tin nhắn và email tuyệt đối không cung cấp tên, mật khẩu truy cập ngân hàng điện tử, số otp, số thẻ qua điện thoại, email, mạng xã hội, trang web, link lạ.Tuy nhiên, dư luận vẫn hoang mang về việc đối tượng xấu làm cách nào để có thể thay đổi hình thức nhận tin nhắn xác nhận mật khẩu qua điện thoại sang smart otp (phần mềm cài đặt trên điện thoại, máy tính bảng, có thể chủ động tạo mã otp) mà chủ nhân không hề hay biết, liệu tính năng smart otp của ngân hàng này có lỗ hổng nào bị kẻ xấu lợi dụng?

Theo Hoàng Ngân/Báo GTVT

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...