Thêm quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

Từ ngày 20/2/2018 tới, các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.
Thêm quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các quy định tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Theo đó, thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử. Nghị định cũng quy định cụ thể điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics.

Nghị định còn quy định về giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Theo đó, giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định.

Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.

Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện như sau: Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường; trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá giá trị của hàng hóa đó.

Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

Logistics được đánh giá là một trong những ngành nghề dịch vụ đầy tiềm năng của nước ta hiện nay. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chia sẻ, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay đã đạt trên 400 tỷ USD và còn tăng nhanh, nền kinh tế cũng đang tăng trưởng khá nhanh thì không gian phát triển ngành dịch vụ logistics còn rất lớn. Nếu chúng ta nhìn rộng ra hơn nữa, xét trên cả bình diện ASEAN thì tiềm năng phát triển logistics nước ta còn lớn hơn nhiều. Do đó, Nhà nước hết sức khuyến khích các doanh nghiệp logistics Việt Nam vươn lên để nắm bắt các cơ hội này.

Song song với việc ban hành các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Chính phủ đang có những hỗ trợ phù hợp với thông lệ quốc tế để khuyến doanh nghiệp logistics nắm bắt cơ hội để vươn lên phát triển. Trong đó biện pháp đầu tiên là tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp Việt Nam, tránh sự chèn ép thống lĩnh của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tiếp đến là hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp logistics trong nước với nhau, nâng cao vai trò hoạt động của các hiệp hội, hướng đến một môi trường cạnh tranh công bằng, phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...