Thị trường bất động sản 2019: Phân khúc nào đang chiếm ưu thế?

Lĩnh vực bất động sản tiếp tục giữ vị thế là một trong những món đầu tư an toàn với lợi ích đa dạng hóa danh mục đầu tư và lợi nhuận tương đối cao hơn so với các loại tài sản đầu tư khác.
Thị trường bất động sản 2019: Phân khúc nào đang chiếm ưu thế?

 Bước sang năm 2019, bất động sản công nghiệp được dự đoán là phân khúc sẽ tạo nhiều bứt phá. (Nguồn ảnh: Internet)

Tuy nhiên, bước sang năm 2019 với sự tác động của nhiều yếu tố, các chuyên gia nhận định thị trường bất động sản sẽ có sự thay đổi ở các phân khúc. Điều này khiến cho "bài toán" đầu tư ở năm 2019 sẽ có "lời giải" rất khác so với những năm trước.

Phân khúc căn hộ cao cấp đã không còn sức hút

Năm 2018, căn hộ cao cấp vẫn là phân khúc chiếm tỷ lệ lớn nhất trên thị trường, chiếm khoản năm về trước do tính thanh khoản không đạt được như kỳ vọng, dẫn đến tình trạng thừa cung trong phạm vi cả nước. Chính vậy nên, sự cạnh tranh ở phân khúc căn hộ cao cấp sẽ rất khốc liệt. Ưu thế thuộc về các dự án có vị trí đắc địa, phát triển theo hướng bất động sản xanh, thông minh, tạo ra đẳng cấp khác biệt, độc đáo, tích hợp đồng bộ nhiều tiện ích, dịch vụ, an toàn.

Phân khúc nhà ở bình dân và nhà ở trung cấp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo

Khác với sự dư thừa của phân khúc căn hộ cao cấp, năm 2019 được dự đoán sẽ tiếp tục là một năm thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, thiếu hụt nguồn cung dự án phân khúc nhà ở trung cấp, phân khúc nhà ở bình dân, vừa túi tiền, cho dù năm 2018 phân khúc này chiếm đến 30 - 40% tổng sản lượng dự án và căn hộ đưa ra thị trường nhưng mức hấp thụ của căn hộ vẫn rất tốt, nhu cầu mua để ở thực chiếm tỷ lệ lớn (trên 80%).

Các chuyên gia cũng nhận định, đây sẽ tiếp tục là phân khúc giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển bền vững của thị trường bất động sản –năm 2019, đây cũng là phân khúc được đánh giá có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, nhà ở giá rẻ thì không thể được sản xuất ở trung tâm mà nó phải được đầu tư ở ven đô, xa trung tâm, và chúng ta thấy có bất cập là hạ tầng, tiện ích, dịch vụ còn đang rất yếu và thiếu.

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là một năm thách thức

Trải qua năm 2018, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đã có sự chùng lại khi biên độ lệch pha cung – cầu quá lớn, số lượng sản phẩm tồn kho còn khá nhiều. Theo một báo cáo mới đây của Hội môi giới BĐS Việt Nam, toàn thị trường hiện nay có khoảng 8.000 căn bất động sản nghỉ dưỡng, condotel đang mở bán, nhưng tỉ lệ hấp thụ trong năm 2018 sụt giảm mạnh so với những năm trước đó chỉ đạt khoảng 1.000 giao dịch. Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân khiến thanh khoản loại hình này sụt giảm, có thể kể đến như mức giá chào bán của phân khúc bị đẩy lên quá cao trong khi pháp lý chưa rõ ràng, gây tâm lý e ngại cho giới đầu tư.

Bên cạnh đó, ngân hàng siết chặt cho vay đầu tư bất động sản khiến dòng vốn đổ vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt là condotel bị hụt hơi. Ngoài ra, năng lực phát triển, vận hành dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn còn hạn chế dẫn đến sự ngờ vực của khách hàng có nhu cầu đầu tư lâu dài.
Theo ý kiến của giới chuyên gia, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng năm 2019 có thể là một năm thách thức bởi hàng loạt dự án được đưa vào vận hành, cộng với hàng loạt dự án mới được đầu tư. Nguồn cung mới vẫn tập trung chủ yếu ở những địa phương quen thuộc như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bình Thuận.

Phân khúc bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của năm 2019

Được dự đoán sẽ trở thành điểm sáng của năm 2019, phân khúc bất động sản công nghiệp đang nhận được sự kỳ vọng và quan tâm rất lớn của thị trường.

 Trong thời gian tới phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ là xu hướng lựa chọn của giới đầu tư. (Nguồn ảnh:Internet)

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 325 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.000ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 53% vào cuối tháng 6/2018. Trong đó, 231 khu công nghiệp đang hoạt động và 94 khu công nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đền bù. Nhu cầu bất động sản công nghiệp đang dần vượt quá nguồn cung tại các khu công nghiệp vận hành tốt với tổng tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.

"Tính tới quý III/2018, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê được ở khu kinh tế trọng điểm miền Bắc là 12.260ha, tăng gần 8% so với quý III, chủ yếu nhờ vào mức tăng ở Hải Phòng, Bắc Ninh và Hải Dương (đạt 85%, tăng 400 điểm phần trăm so với quý I/2018). Hiệu suất hoạt động của nhà xưởng xây sẵn tốt do nguồn cung hạn chế. Giá thuê đất trung bình đạt 82 USD/m2/thời hạn thuê, tăng gần 9% so với quý đầu năm. Những con số biết nói này phần nào đã thể hiện độ "hot" của phân khúc bất động sản công nghiệp.

Bên cạnh đó, nguồn cầu tăng lên do vốn FDI đầu tư mạnh và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang, khiến các nhà sản xuất Trung Quốc phải tìm kiếm địa điểm mới để sản xuất. Nhờ vào vị trí chiến lược của mình, Việt Nam, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang có rất nhiều thuận lợi cũng như cơ hội cần phải nắm bắt kịp thời.

Tất cả những thuận lợi này tạo đà tăng trưởng cho bất động sản công nghiệp Việt Nam có bước phát triển vượt bậc trong năm 2019, là một kênh đầu tư triển vọng cho những nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội.

>>  Kịch bản nào cho thị trường bất động sản công nghiệp năm 2019?

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…