Thị trường ô tô “ngấm đòn” Nghị định 116: Ông lớn “dỗi”, khách hàng sốc nặng

Tuy mới chỉ trải qua hơn nửa tháng đầu năm 2018 nhưng con số 6 chiếc xe du lịch được thông quan trên cả nước đã cho thấy thị trường ô tô Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào khi Nghị định 116 có hiệu l
Thị trường ô tô “ngấm đòn” Nghị định 116: Ông lớn “dỗi”, khách hàng sốc nặng

Nhập khẩu xe giảm “sốc”

Trái ngược với cảnh sôi động những ngày cuối năm 2017, khi các hãng xe tranh thủ thông quan các lô hàng của mình để “chạy” Nghị định 116 gom hàng bán Tết thì mới đây, công bố của Tổng cục Hải quan cho biết 15 ngày đầu của tháng 1/2018, cả nước nhập về có 60 chiếc ô tô các loại.

Trong đó, số ô tô dưới 9 chỗ chỉ vỏn vẹn có 6 chiếc. Điều đáng nói, 6 chiếc ô tô đó không được nhập về với mục đích thương mại mà khả năng cao được đưa về dưới dạng quà tặng hoặc thuộc diện xe ngoại giao. Như vậy, so với 15 ngày đầu của tháng 1/2017, lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam đã giảm tới 83% và nguyên nhân chính bắt nguồn từ những điều khoản khá nghiêm ngặt của Nghị định 116.

Mẫu Honda CR-V mới dù bị đẩy giá thêm 150 triệu nhưng khách hàng muốn mua vẫn phải thêm tiền để lắp phụ kiện

Nhiều ông lớn bắt đầu “dỗi”

Theo Nikkei Asian Review, ngày 16/1/2018, cả Honda và Toyota đều đã đưa ra thông báo tạm dừng xuất khẩu ô tô sang Việt Nam. Quyết định này được đưa ra sau khi Nghị định 116 được ban hành với những quy định được cho là mang tính bảo hộ công nghiệp sản xuất ô tô trong nước và hạn chế việc nhập khẩu xe nguyên chiếc từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Nối tiếp sau đó lần lượt là Ford, Nissan và Mitsubishi. Trên thực tế, việc ngừng nhập khẩu ô tô vào Việt Nam không phải đến giờ mới thực hiện mà các hãng xe tại Việt Nam đã chủ động thực hiện điều này ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 116 vào tháng 10/2017.

Fortuner - một mẫu xe bán chạy tại Việt Nam giờ cũng đã được Toyota tạm ngừng nhập khẩu do chưa gỡ được những vướng mắc từ Nghị định 116/2017

Có thể thấy, các ông lớn tỏ thái độ “dỗi ra mặt” chủ yếu là những đơn vị nhập khẩu ô tô từ những nước trong khối ASEAN như Indonesia, Thái Lan, Malaysia… do những nước này có thể đáp ứng được yêu cầu nội địa hóa trên 40% để có thể nhập khẩu vào Việt Nam và hưởng thuế xuất 0% theo cam kết của Hiệp định ATIGA từ năm 2018.

Trong khi, các hãng xe nhập khẩu từ châu Âu không chịu ảnh hưởng nhiều từ chính sách thuế này nên họ tỏ ra vẫn rất bình thản và chờ đợi những chính sách cụ thể để có thể cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu của Nghị định 116.

Fortuner - một mẫu xe bán chạy tại Việt Nam giờ cũng đã được Toyota tạm ngừng nhập khẩu do chưa gỡ được những vướng mắc từ Nghị định 116/2017

Và hệ quả là….

Người tiêu dùng kỳ vọng vào giá xe sẽ giảm trong năm 2018 nhưng mọi thứ đã đi ngược với sự kỳ vọng đó. Việc ô tô thể không nhập về Việt Nam trong đầu năm 2018 đã khiến xảy ra tình trạng khan và vô hình chung nó đã đẩy giá bán của nhiều mẫu xe lên cao, đặc biệt là những mẫu xe đang bán chạy trên thị trường.

Điển hình là mẫu Honda CR-V mới khi giá bán dành cho phiên bản cao cấp nhất đã cao hơn dự kiến tới 150 triệu đồng, ở mức 1,256 tỷ đồng. Lý giải cho điều này, Honda Việt Nam cho biết lô xe CR-V mới được nhập khẩu vào cuối năm 2017 nên không được áp dụng thuế NK 0%.

Showroom của Toyota hiện tại chỉ còn trưng bày những mẫu xe lắp ráp trong nước

Việc tăng giá có thể chấp nhận liên quan vấn đề thuế NK nhưng do số lượng có hạn 750 chiếc nên để có một suất mua xe trước Tết, người mua Honda CR-V mới thậm chí còn phải bỏ thêm một khoản chi phí không nhỏ nữa, từ 50-70 triệu đồng để lắp thêm phụ kiện theo kiểu “mua bia kèm lạc”.

Chưa thấm vào đâu, với khách hàng mua xe Toyota Fortuner, họ có lẽ còn tội nghiệp hơn khi muốn mua xe ở thời điểm này, người mua phải bỏ ra số tiền chênh lệch từ 100 – 300 triệu cho đại lý bởi nguồn hàng này đã bị Toyota Việt Nam tạm ngừng nhập khẩu từ lâu và giờ cũng chỉ còn lại một lượng ít ỏi do các đại lý đã chủ động om hàng từ trước đó.

Không khốn khổ như các khách hàng mua Toyota và Honda, khách hàng mua xe Ford Ranger nhận được sự dễ chịu hơn khi mua xe không bị tăng giá, bù lại họ không còn được hưởng các chính sách ưu đãi như đã có trước đó đối với mẫu xe này. Dẫu sao thì điều này vẫn được người dùng dễ dàng chấp nhận.

Đối với xe lắp ra trong nước, dù không bị ảnh hưởng bởi Nghị định 116 nhưng hiện tượng tăng giá nhẹ, từ 10-30 triệu đồng vẫn xảy ra đối với mẫu xe đang được bán rất chạy là Mazda CX-5. Nhưng Thaco hứa hẹn giá bán của Mazda CX-5 sẽ giảm trong các lô tới sau khi chuyển phương thức vận chuyển linh kiện từ đường hàng không sang đường biển.

Thị trường ra sao trong năm 2018?

Xin thưa là sẽ rất sáng sủa. Năm 2018, hàng loạt các hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ, có thể nói ngành công nghiệp ô tô sẽ có những thay đổi mang tính bước ngoặt từ đây. Năm 2017, doanh số toàn thị trường xe giảm 10% so với cùng kỳ năm 2016 nhưng nhìn về tổng thể, nhiều hãng có thị phần chủ chốt tại thị trường Việt Nam vẫn công bố là một năm kinh doanh thành công đối với họ.

Thế nên thị trường ô tô Việt Nam trong tương lai gần vẫn sẽ là miếng bánh đầy tiềm năng đối với các hãng xe. Những động thái ngừng nhập khẩu về Việt Nam vừa qua rốt cuộc cũng chỉ giống như hành động của "một đứa trẻ nũng nịu đòi bú mẹ mà mãi không chịu lớn".

Thiết nghĩ, với việc Nghị định 116 ra đời, nó sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, đào thải những doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe có quy mô nhỏ, hướng tới phát triển một nền công nghiệp ô tô có tính dài hạn theo từng giai đoạn từ nay cho tới năm 2035.

Hiện tại, các hãng sản xuất và lắp ráp trong nước có thị phần lớn như Thaco và Hyundai Thành Công đang không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tận dụng các ưu thế ưu đãi từ Chính phủ. Với Thaco, họ đang chuẩn bị hoàn tất và đưa vào hoạt động nhà máy Mazda mới với số vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, công suất của nhà máy mới sẽ đạt 100.000 xe/năm, gấp 10 lần với những gì đang thực hiện tại nhà máy đang có.

Trong khi, Hyundai Thành Công cũng đang mở rộng và xây thêm nhà máy tại Ninh Bình trong năm 2018 để đáp ứng nhu cầu sản xuất sau khi chuyển sang lắp ráp Grand i10, Tucson và rất có thể tới đây sẽ là thêm nhiều mẫu xe khác.

Một động thái khác là việc Mitsubishi sau những tuyên bố hùng hồn sẽ trở thành là nhà nhập khẩu và phân phối xe tại Việt Nam cũng đã quay trở lại với kế hoạch lắp ráp mẫu xe SUV 7 chỗ Outlander thay vì nhập khẩu từ Nhật Bản. Mẫu xe này sẽ được Mitsubishi Việt Nam giới thiệu vào ngày 23/1 tới đây với mức giá cạnh tranh hơn so với trước.

Đây có thể xem như một dấu hiệu tích cực và rất có thể nó sẽ là tiền đề để nhiều hãng xe khác nhìn vào nếu không muốn mầt dần thị phần vào tay những đơn vị chấp nhận đầu tư bài bản vào ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.

Theo Viettimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...