“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, sao GDP chưa chịu tăng theo?”

“Cho đến giờ, chắc là hỏi bất cứ đại biểu Quốc hội nào rằng tăng trưởng năm nay có được 6,7% không thì trăm phần trăm đều giơ tay nói sẽ khó đạt”, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Đinh Văn N
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, sao GDP chưa chịu tăng theo?”

Như thường lệ, tại kỳ họp này, không chỉ thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách từ đầu năm đến nay, mà các vị đại biểu còn xem xét phần đánh giá bổ sung của năm 2016.

Lo hệ lụy lớn về ngân sách

Theo đại biểu Nhã, năm 2016 có hai chỉ tiêu quan trọng không đạt kế hoạch là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng GDP. Điều này, theo vị Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, dẫn đến hệ lụy lớn về ngân sách.

Ông Nhã phân tích, Quốc hội phê chuẩn chi tiêu dựa vào dự báo GDP 6,7%, tức là tầm 5,1 triệu tỷ đồng, nhưng thực tế GDP tăng 6,21%, tức là chỉ đạt 4,6 triệu tỷ đồng.

Đại biểu Nhã cũng nhấn mạnh rằng bội chi không giảm mà tăng trưởng lại giảm có thể là câu chuyện sẽ diễn ra trong năm 2017.

“Tôi lo là tăng trưởng GDP năm nay còn không được 6,21% như năm ngoái, nếu thế tức là hai năm chênh 1 triệu tỷ của GDP hụt, ứng với đó là bao nhiêu ngân sách”.

“Vì thế, với trách nhiệm của mình, tôi đề nghị Chính phủ, cả Trung ương nữa, trong tình huống hai ba năm liền GDP không đạt thì kỳ này phải điều chỉnh, đi đôi với nó là điều chỉnh các chỉ tiêu khác, đặc biệt là chi tiêu ngân sách”, ông Nhã phát biểu, và đồng thời nhấn mạnh, là bội chi phải giảm thì ngân sách mới có cơ hội ổn định, lành mạnh.

Cũng trong phiên thảo luận tổ chiều 25/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lo ngại, các nhận định đều nói kinh tế Việt Nam đang phục hồi, nhưng các chỉ tiêu lại sụt giảm. Tăng trưởng GDP năm 2016 không bằng 2015. Còn quý 1/2017 thì lại không bằng quý 1/2016,

Băn khoăn của Chủ tịch Quốc hội là, “quý 1 này đang bừng bừng khí thế, tình hình thuận lợi hơn hẳn năm ngoái, không bị thiên tai, hạn hán, còn sự cố Formosa thì đã cơ bản khắc phục... Thiên thời, địa lợi, nhân hòa vậy, mà sao tăng trưởng kinh tế vẫn thấp, mà sao GDP chưa chịu tăng theo?”.

Hai nguyên nhân khiến GDP quý 1 tăng thấp nhất 3 năm

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, sao GDP chưa chịu tăng theo?” ảnh 1

Ở một tổ thảo luận khác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề cập hai nguyên nhân khiến GDP quý 1/2017 chỉ tăng 5,21%, thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Thứ nhất, là khai thác dầu thô giảm khoảng 3 triệu tấn so với cùng kỳ 2016. Thứ hai, là sự cố thu hồi sản phẩm điện thoại Galaxy Note 7 của Samsung đã khiến nền kinh tế mất thêm 1 tỷ USD nữa, tức tương đương khoảng 0,5% GDP.

Thủ tướng nói: “Hai cái này làm ảnh hưởng đến tăng trưởng quý 1. Đây là nguyên nhân khách quan, mà chúng ta cần có phân tích kỹ lưỡng”.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra một nguyên nhân khiến tăng trưởng thấp do việc giải ngân vốn đầu tư công chậm: “Thủ tục đầu tư công rất phức tạp, vòng lên, lại vòng xuống, rất mất thời gian. Cái này là khuyết điểm chung của hệ thống chúng ta”.

Ông cũng thông tin với các vị đại biểu, Chính phủ sẽ tính toán từng mặt hàng một, từng yếu tố, cấu phần tăng trưởng một để thúc đẩy ốt hơn. Ví dụ, đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng, nông nghiệp phải đạt tăng trưởng 3,5%, du lịch phải tăng 30%...

“Tôi vui mừng báo cáo, trong hai tháng 4 và 5, tình hình tăng trưởng tốt hơn quý 1. Hy vọng là trừ những nguyên nhân bất khả kháng, năm nay, Chính phủ sẽ thực hiện tốt các yếu tố, lời hứa, chỉ tiêu mà Quốc hội, Trung ương giao cho”, Thủ tướng phát biểu.

Theo Vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...