Thống nhất ý kiến UBCKNN vẫn trực thuộc Bộ Tài chính

Tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với nội dung liên quan đến dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã thống nhất Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên tiếp tục trực thuộc Bộ Tài chính và cần tăn
Thống nhất ý kiến UBCKNN vẫn trực thuộc Bộ Tài chính

Liên quan đến vấn đề địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có 2 loại ý kiến của đại biểu Quốc hội nên để UBCKNN đứng độc lập hay vẫn tiếp tục trực thuộc Bộ Tài chính.

Một số ý kiến khác cho rằng, dù theo mô hình nào cũng cần bảo đảm tính độc lập cho UBCKNN trong hoạt động để có đủ thẩm quyền trực tiếp tổ chức quản lý và giám sát toàn diện đối với thị trường chứng khoán.

Về vấn đề này, Uỷ ban Kinh tế đưa ra ba phương án:

Phương án 1, UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là phương án như Chính phủ đã trình nhưng có chỉnh lý theo hướng bổ sung thêm một số quyền hạn, nhiệm vụ tại Quyết định 48/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính).

Phương án 2, UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính, nhưng cần tăng thêm tính độc lập, thẩm quyền cho sát với pháp luật của những nước có mô hình tương tự. Cụ thể: UBCKNN thay Bộ Tài chính thực hiện chức năng cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với Sở giao dịch chứng khoán và Tổng Công ty lưu ký.

Chủ tịch UBCKNN phê duyệt Điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán và Tổng Công ty lưu ký; bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên) của hai đơn vị này; phê duyệt việc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Trưởng bộ phận giám sát giao dịch của Sàn giao dịch; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của Tổng Công ty lưu ký

Ngoài ra, để nâng cao vị thế, trách nhiệm của UBCKNN và người đứng đầu, bảo đảm vị thế khi phối hợp làm việc với cơ quan, Bộ, ngành và trong hợp tác quốc tế (tương tự như quy định về Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tại Luật Cạnh tranh), phương án này quy định: Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức và toàn bộ hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục quy định như Luật Chứng khoán hiện hành về việc “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Chính phủ quy định”.

Theo phương án này, UBCKNN tương đối bảo đảm tính độc lập, quản lý và giám sát toàn diện thị trường, phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán - IOSCO (nguyên tắc số 1, 2), khuyến nghị của Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) và quy định của các nước có cơ quan quản lý chứng khoán nằm trong Bộ Tài chính (như Malaysia, Bangladesh, Bồ Đào Nha) và giữ được ổn định, không làm xáo trộn về bộ máy tổ chức.

Còn phương án 3, UBCKNN độc lập, trực thuộc Chính phủ. Theo phương án này, UBCKNN có quyền chủ động xây dựng chiến lược, đề xuất chính sách với Chính phủ về chứng khoán; là cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước của Sở giao dịch chứng khoán và Tổng Công ty lưu ký, có đầy đủ quyền hạn quản lý và giám sát toàn diện thị trường.

Việc UBCKNN trực thuộc Chính phủ bảo đảm tính hiệu quả và thống nhất hơn trong giai đoạn hiện nay, tách bạch giữa chức năng của cơ quan quản lý tài chính nhà nước với chức năng của các tổ chức hoạt động trung gian tài chính. Tuy nhiên, theo phương án này sẽ phát sinh thêm đầu mối trực thuộc Chính phủ.

Trước các phương án trên, ông Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số Thường trực Ủy ban Kinh tế đề xuất lựa chọn phương án 2.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã được tiếp thu nghiêm túc, trên cơ sở tiếp thu, chỉnh lý, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Các nội dung đã thống nhất tiếp thu, chỉnh lý gồm: việc chào bán chứng khoán, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, việc đăng ký giao dịch bảo đảm của Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, nguyên tắc áp dụng Luật… đều phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Về địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN, Chủ tịch Quốc hội thống nhất với phương án 1 nhưng đề nghị tăng thẩm quyền cho UBCKNN.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ để ổn định thị trường tài chính, UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính, đồng thời bổ sung thêm một số quyền cho Ủy ban nhưng phải phù hợp với hệ thống pháp luật cũng như các quy định của Đảng; giữ mối quan hệ giữa Bộ Tài chính và Ủy ban như hiện nay.

>> Mô hình của UBCKNN làm nóng nghị trường

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...