Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tổng giá trị M&A đạt 55 tỷ USD sau 10 năm

Nếu như năm 2009, tổng giá trị thương vụ M&A mới chỉ đạt 1,1 tỷ đô la Mỹ thì đến năm 2018, con số này đã đạt mốc 10,2 tỷ đô la Mỹ, đưa tổng giá trị thương vụ M&A trong thập kỷ qua đạt khoảng 55 tỷ đô
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tổng giá trị M&A đạt 55 tỷ USD sau 10 năm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng tại Diễn đàn M&A năm 2019

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng đưa ra tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 11 - năm 2019 với chủ đề “Thay đối để bứt phá”. Sự kiện do báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức ngày 6/8 tại TP.HCM.

Riêng trong 7 tháng đầu năm 2019, giá trị các thương vụ M&A đã đạt gần 5,43 tỷ USD và dự báo năm 2019, giá trị M&A có thể đạt gần 7,6 tỷ USD.

“Hoạt động M&A đã trở thành bộ phận quan trọng trong hệ sinh thái đầu tư - kinh doanh của Việt Nam và đang tiếp tục đón nhận nhiều yếu tố tích cực để “mở ra một kỷ nguyên mới” cho việc thu hút đầu tư nước ngoài thông qua các thương vụ M&A”, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng.

Những yếu tố tích cực, theo Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, chính là các yếu tố nội tại nền kinh tế, cũng như các cơ hội từ bên ngoài mà quá trình hội nhập quốc tế của đất nước đang mở ra như: Tốc độ tăng trưởng GDP những năm gần đây được duy trì ở mức cao; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; thu hút đầu tư nước ngoài đạt kết quả tích cực…

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó tập trung cao độ cho tái cơ cấu đầu tư công, hệ thống tài chính ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.

Tập đoàn SK chi 1 tỷ USD mua cổ phần Vingroup lọt Top các thương vụ M&A tiêu biểu của Việt Nam

Trong giai đoạn từ 2016 đến nay, Việt Nam đã thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước trên 200.000 tỷ đồng, gấp đôi giai đoạn 5 năm trước. Thông qua hoạt động này, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã mua và sở hữu được cổ phần của các doanh nghiệp có vốn của nhà nước như Vinamilk, Sabeco....

“Việc thúc đẩy thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn gắn liền với việc công khai, minh bạch lộ trình cổ phần hoá, thoái vốn sẽ tạo ra các sản phẩm ngày càng hấp dẫn hơn nữa cho thị trường M&A; mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm và nghiên cứu cơ hội đầu tư, mua lại cổ phần tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước…”, ông Thắng nói.

Tuy vậy, để có thể thực sự bứt phá, thị trường M&A Việt Nam còn trông đợi những thay đổi mạnh mẽ từ quá trình ban hành và thực thi chính sách đến các hoạt động kết nối, thực thi thương vụ và sự đổi mới, sáng tạo trong các bên mua và bên bán.

Trong đó, các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Xây dựng... cần sớm đươc sửa đổi để tháo gỡ các vướng mắc, xoá bỏ chồng chéo, cắt giảm chi phí thủ tục tham gia thị trường, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp...

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...