Thủ tướng biểu dương kết quả của ngành Công Thương năm 2020

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành Công Thương sáng nay, Thủ tướng biểu dương những kết quả to lớn và rất có ý nghĩa mà Ngành Công Thương đã đạt được trong năm 2020.
Thủ tướng biểu dương kết quả của ngành Công Thương năm 2020

Tại Hội nghị, Thủ tướng cho biết, năm 2020, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực và trong nước có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Đặc biệt đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức và áp lực rất lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, Việt Nam ta là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng dương, đến thời điểm này có thể khẳng định chúng ta đã thực hiện thành công ”mục tiêu kép”, vừa phòng chống đại dịch Covid 19, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế, GDP tăng 2,91%, là một trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; xuất khẩu tăng ở mức cao, xuất siêu năm thứ 5 liên tiếp; thị trường trong nước được đẩy mạnh, bảo đảm cung cầu hàng hóa thiết yếu cho người dân, kể cả trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội và thiên tai bão lũ; thương mại điện tử phát triển mạnh, trở thành một kênh phân phối quan trọng của nền kinh tế; đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Trong thành công chung của cả nước, có sự đóng góp hết sức quan trọng của ngành Công Thương. Với sự quyết tâm cao trong thực hiện đổi mới toàn diện trên nhiều mặt, sự nỗ lực trong việc ứng phó với những khó khăn thách thức của Lãnh đạo các cấp và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương, có thể đánh giá rằng ngành Công Thương đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ công tác đã đề ra và đạt được những kết quả, thành tích rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo dấu ấn nổi bật trong năm 2020.

Thay mặt Chính phủ, tôi biểu dương những kết quả to lớn và rất có ý nghĩa mà Ngành Công Thương đã đạt được trong năm 2020. Thủ tướng đánh giá.

Qua báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương cũng như nội dung trình bày của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và ý kiến tham luận của các đồng chí, Thủ tướng nêu ra một số điểm lớn nổi bật trong kết quả thực hiện kế hoạch năm 2020 của ngành Công Thương như sau:

Một là, công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng thể chế và tổ chức, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tiếp tục được thực hiện tốt. Bộ Công Thương đã tập trung triển khai thực hiện tốt nội dung các Nghị quyết của Chính phủ, các chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Nghị quyết 02/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hai là, về sản xuất công nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid 19 nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 3,36%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước (8,86%) nhưng vẫn tăng cao hơn so tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp tăng khoảng 5,82%, các ngành công nghiệp chủ lực như: điện tử, dệt may, da giày... là yếu tố chính đóng góp vào phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam.

Ba là, xuất khẩu vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng cao trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Trong khi xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Bốn là, bảo đảm đầy đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, hàng hóa phòng chống dịch cho thị trường kể cả khi nhu cầu tăng cao trong giai đoạn cả nước tập trung chống dịch thực hiện giãn cách xã hội và trong các thời điểm xảy ra thiên tai lũ lụt, đã tạo được niềm tin, sự an tâm của người dân đối với việc bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường. Thương mại trong nước ngày càng được cải thiện, nhất là hệ thống bán buôn, bán lẻ. Bộ cũng đã tổ chức hiệu quả các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa với việc tổ chức tháng khuyến mãi, đưa hàng Việt tới vùng nông thôn, các khu công nghiệp…; kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đã đẩy sức mua và cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp khó khăn. Theo đó, trong bối cảnh khó khăn, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 tăng 2,62% so với năm 2019, trong đó bán lẻ hàng hóa tăng khoảng 6,8%.

Năm là, hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng, đến nay Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó năm 2020 có 02 Hiệp định quan trọng được ký kết và đưa vào thực thi là Hiệp định EVFTA và RCEP, chúng ta cũng hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định UKVFTA để đưa vào thực thi ngay từ ngày đầu tiên của năm 2021. Tới nay, Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Sáu là, công tác phòng vệ thương mại được triển khai toàn diện, đạt kết quả nổi bật, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Năm 2020, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 37 vụ việc, tăng 2,3 lần so với năm 2019. Song Bộ Công Thương đã rất nỗ lực xử lý hiệu quả các vụ việc, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó đã kháng nghị thành công 65 vụ việc, giúp nhiều doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được hưởng mức thuế 0% hoặc rất thấp, duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada…

Với những kết quả đạt được nổi bật nêu trên, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực và những kết quả quan trọng mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2020. Các đồng chí đã làm được rất nhiều việc, có nhiều cải cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng hành vì sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Xem thêm

10 sự kiện, hoạt động nổi bật của ngành Công Thương năm 2020

10 sự kiện, hoạt động nổi bật của ngành Công Thương năm 2020

Ngày 31/12, Bộ Công Thương đã chính thức công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành, với những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng GDP, cũng như xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…