Thủ tướng duyệt Nhiệm vụ quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040.
Thủ tướng duyệt Nhiệm vụ quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng

Theo đó, Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng sẽ được định hướng để trở thành một trong những trung tâm kinh tế về thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp của khu vực và các tỉnh phía Bắc.

Về phạm vi, ranh giới và quy mô nghiên cứu, căn cứ theo Quyết định số 20 năm 2014 của Thủ tướng, KKT cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có diện tích khoảng 30.130 ha, gồm 37 xã và 3 thị trấn (một phần hoặc toàn bộ) các xã biên giới từ xã Đức Long huyện Thạch An đến xã Cần Nông huyện Thông Nông.

Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 110.000 người - 115.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 30.000 - 35.000 người. Đến năm 2040 khoảng 125.000 - 130.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 50.000 - 55.000 người.

Mục tiêu của Nhiệm vụ quy hoạch chung là cụ thể hoá quyết định số 20 năm 2014 của Thủ tướng về việc thành lập KKT cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, xây dựng KKT này thành một khu kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, có tầm quốc tế, là một cực tăng trưởng quan trọng - trung tâm phát triển kinh tế của vành đai kinh tế biên giới phía Bắc, trở thành động lực phát triển mạnh của vùng Đông Bắc.

Nhiệm vụ quy hoạch cũng nhằm mục đích giữ gìn an ninh trật tự vùng biên giới, khắc phục các vấn đề tồn tại về hợp tác quản lý biên giới, phát triên biên mậu Việt - Trung...

KKT này là một trong những trung tâm giao thương của Việt Nam và khi vực ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc, là KKT cửa khẩu đa ngành, đa lĩnh vực, điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Cao Bằng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Nội dung quy hoạch cần đánh giá về điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội; các cơ sở hạ tầng xã hội, nhu cầu phát triển thực tiễn dẫn đến sự cần thiết lập quy hoạch chung; hiện trạng sử dụng đất đai, hiện trạng đầu tư, tình hình triển khai các đồ án quy hoạch.

Bên cạnh đó, phân tích được vị thế trong vai trò đầu mối giao thông, trao đổi hàng hóa liên vùng của khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đối với vành đai kinh tế biên giới Việt Trung, với Trung Quốc chủ yếu thông qua 2 tuyến hành lang (Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và hành lang kinh tế dự kiến: Trùng Khánh - Quý Châu - Bách Sắc - Cao Bằng - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phân tích mối liên hệ tương hỗ giữa Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng với các khu vực cận kề, nghiên cứu quan hệ đối ngoại với các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

Về định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị đến năm 2040, đề xuất cấu trúc phát triển, định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan, các không gian trọng tâm (Khu vực cửa khẩu Tà Lùng, khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, khu vực cửa khẩu Sóc Giang, khu du lịch thác Bản Giốc...) và các vùng có chức năng hỗ trợ và dự trữ phát triển mở rộng trong tương lai. Khai thác hiệu quả các yếu tố tự nhiên, địa hình, điều kiện tự nhiên và tổ chức không gian Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng.

>>Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…