Thủ tướng: Huy động tiền, vàng trong dân không phải là để gửi vào ngân hàng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, việc huy động nguồn lực trong dân không thể hiểu là huy động vàng, USD để gửi vào ngân hàng.
Thủ tướng: Huy động tiền, vàng trong dân không phải là để gửi vào ngân hàng

Sáng 11/1, tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, môi trường kinh doanh đã được cải thiện theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, bảo đảm tốt hơn quyền tự do đầu tư kinh doanh, niềm tin xã hội, niềm tin thị trường tăng lên.

Trong kết quả chung của đất nước có sự đóng góp trực tiếp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ đã tham mưu xây dựng thể chế, chính sách, chiến lược, đề án phát triển kinh tế xã hội, đầu tư công trung hạn và các giải pháp cụ thể thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế…

Bên cạnh những thành tích đạt được, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, trong đó Thủ tướng lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc các chính sách, cơ chế hiện nay chưa huy động được nguồn lực xã hội tốt.

"Chúng ta biết rõ tiền nằm trong dân. Tôi không dám nói là ngân hàng huy động tiền, vàng trong dân, đó là một số người hiểu lầm", Thủ tướng lý giải.

"Theo người đứng đầu Chính phủ, điều cần làm là giữ được giá trị đồng Việt Nam để người dân bỏ tiền ra đầu tư, kinh doanh, "để họ tin tưởng được chứ không phải tôi tới mượn tiền anh tôi đưa vào ngân hàng".

Trước đó, Nghị quyết 01 được Chính phủ ban hành đầu năm 2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017, giải pháp về chính sách tiền tệ được Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh trong Nghị quyết lần này.

Theo đó, cơ quan điều hành tiền tệ được yêu cầu điều hành chính sách linh hoạt trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và các chính sách khác, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngân hàng Nhà nước phải quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ và thị trường vàng; hoàn thiện, trình Thủ tướng đề án chống đôla hóa và vàng hóa, trong đó các giải pháp cần có lộ trình triển khai phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

"Chúng ta biết rõ tiền nằm trong dân. Tôi không dám nói là ngân hàng huy động tiền, vàng trong dân, đó là một số người hiểu lầm"

Một lần nữa Nghị quyết của Chính phủ nêu định hướng yêu cầu cơ quan quản lý tiền tệ nghiên cứu có lộ trình, giải pháp huy động và sử dụng vào sản xuất kinh doanh nguồn lực vàng và ngoại tệ.

Ý tưởng huy động vàng trong dân đã từng được đề cập cách đây 4-5 năm khi thị trường vàng còn nhiều xáo trộn. Hồi giữa năm 2016, sau đề xuất của Hiệp hội vàng về huy động 500 tấn vàng trong dân vào sản xuất kinh doanh, đã có những tranh luận khá gay gắt về chuyện nên hay không huy động nguồn lực này.

>> Chuyên gia: Làm thế nào để huy động tiền trong dân?

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...