Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Đừng bằng lòng với những ước mơ nhỏ"

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những phát ngôn ấn tượng và để lại dấu ấn sâu đậm trong người dân cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Đừng bằng lòng với những ước mơ nhỏ"

"Đừng bằng lòng với những ước mơ nhỏ"

Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn tỉnh này đừng bằng lòng với những ước mơ nhỏ, phát triển bình bình. Vì trở ngại lớn nhất trong thực hiện một ước mơ lớn không phải là những khó khăn hay thách thức lớn, mà là sự bằng lòng với những ước mơ nhỏ.

"Tiền ngân hàng không được ưu ái đại gia"

Tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ truyền đạt tới lãnh đạo ngành ngân hàng 6 nội dung mà Thủ tướng đánh giá là quan trọng, cần tập trung thực hiện. Trong đó, NHNN cần đảm bảo tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất cho vay.

"Thủ tướng từng nói rồi, nhưng vẫn muốn nhắc lại là, tiền không nên chảy vào đại gia lớn, phải chảy vào doanh nghiệp khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh, hay nói khác là phải đi vào đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng", Bộ trưởng nói.

"Tôi nói rất cởi mở, vì sắp nghỉ hưu rồi"

Tại Hội nghị Tổng kết 6 năm thi hành Luật Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh chia sẻ nhiều "chuyện hậu trường" về những cuộc thanh tra lớn, mà để ra được kết luận, Thanh tra Chính phủ mất cả tình, cả quan hệ với địa phương, nhưng có những kiến nghị lại chưa được giải quyết. Ông Hạnh hài hước nói "Hôm nay tôi nói rất cởi mở về những việc này vì 1/8 tới là tôi nghỉ hưu rồi".

Theo VTV.vn

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.