Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ còn 15 -17%

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đang không ngừng nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ còn 15 -17%

"Chúng tôi đang cố gắng để cải thiện môi trường kinh doanh nhằm làm cho Việt Nam trở thành một trong những môi trường cạnh tranh và thuận lợi nhất trong các nước ASEAN. Trong đó Chính phủ Việt Nam có ý định cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn từ 20-22% xuống còn 15 - 17%".

Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra khi ông phát biểu tại Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS6, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), hôm 30/3.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong năm 2017, Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu châu Á, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,5%, lãi suất, tỷ giá ổn định, kim ngạch thương mại đạt kỷ lục 425 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ đến nay đạt trên 60 tỷ USD.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết chỉ số môi trường kinh doanh (DB 2017) của Việt Nam tăng 14 bậc lên mức 68/190. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cũng tăng xếp hạng năng lực cạnh tranh (GCI 2017) 5 bậc lên 55/137, và theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII 2017) tăng 12 bậc lên 47/127...

Hiện Việt Nam đã có 25.000 dự án đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động với số vốn đầu tư đạt trên 320 tỷ USD. Chỉ số thị trường chứng khoán VNindex năm 2017 tăng 41%, nằm trong Top 3 của thế giới.

Thủ tướng khẳng định: "Tất cả điều đó, phần nào xây dựng lòng tin, niềm hứng khởi của các nhà đầu tư, của các doanh nghiệp đối với nỗ lực cải cách, đổi mới của Chính phủ chúng tôi thời gian qua. Những thành quả ban đầu đó là động lực để chúng tôi tiếp tục tự tin thúc đẩy cải cách".

Lãnh đạo Chính phủ nói rằng, Việt Nam sẽ tập trung cải cách theo hướng:

Thứ nhất, quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Nhà nước không làm thay thị trường và doanh nghiệp mà tập trung kiến tạo môi trường phát triển thuận lợi với việc hoàn thiện thể chế, pháp luật chuẩn mực, nâng cao năng lực quản trị, đem lại cơ hội bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Nhà nước quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng cơ sở, chỉ đầu tư vào những khu vực quan trọng mà các doanh nghiệp tư nhân khó có thể đầu tư.

Thứ hai, không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh. Chúng tôi phấn đấu xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, mang tính cạnh tranh, vươn lên nhóm đầu trong ASEAN và hướng tới tiêu chuẩn cao của Nhóm OECD. Thực hiện các cam kết về bảo hộ sở hữu trí tuệ, các ý tưởng sáng tạo, phát kiến mới trong khởi nghiệp.

Tiếp tục đẩy nhanh việc cải cách chính sách thuế và Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ. Việt Nam cũng áp dụng nhiều quy định ưu đãi dành cho đầu tư công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, tạo nhiều việc làm…

Thứ ba, tiếp tục chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với khu vực GMS và CLV, đồng thời xác định trọng tâm trong 2018-2019 là ký kết, phê chuẩn đưa vào hiệu lực 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA Việt Nam-EU, đồng thời đẩy mạnh thực thi hiệu quả 10 FTA đã có hiệu lực, thúc đẩy đàm phán Hiệp định RCEP và một số hiệp định khác. Chỉ với hiệu lực của CPTPP và Hiệp định với EU, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do ưu đãi cao với thị trường lớn của gần 40 nước phát triển. Đó là điều mà các nhà đầu tư quốc tế không thể bỏ qua.

Thứ tư, đối với giao thông, với tư cách là một trong 3 trụ cột quan trọng của GMS, Chính phủ Việt Nam đang ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các tuyến giao thông huyết mạch. Ngoài các tuyến cao tốc đã và đang được đầu tư như từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Cà Mau; từ Hà Nội đi Hải Phòng, từ Hà Nội đi Lào Cai (kết nối đến Côn Minh củaTrung Quốc), từ Hà Nội đi Lạng Sơn (kết nối đến Nam Ninh, Trung Quốc), đây chính là sự kết nối khuôn khổ "hai hành lang, một vành đai kinh tế" với sáng kiến của Trung Quốc "Vành đai, Con đường".

Việt Nam cũng đang xúc tiến mạnh mẽ việc đầu tư vào giao thông trên các tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), Bắc-Nam (NSEC) và hành lang phía Nam (SEC)...

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cam kết và trên thực tế đang thúc đẩy cụ thể hóa các sáng kiến, ví dụ như ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối hiệu quả nhằm hỗ trợ thương mại, đầu tư, du lịch, nông nghiệp, kinh tế cửa khẩu và các hình thức hợp tác kinh tế xuyên biên giới khác; ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng và năng lực thích ứng; hướng tới mục tiêu phát triển bao trùm và bền vững.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…