Thương mại Việt – Trung lập kỷ lục, đạt gần 98 tỷ USD trong 11 tháng năm 2018

Trong số này, giá trị xuất khẩu đạt 38,1 tỷ USD và giá trị nhập khẩu là 59,7 tỷ USD, tăng tương ứng 23,2% và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt – Trung lập kỷ lục, đạt gần 98 tỷ USD trong 11 tháng năm 2018

Dù đã có những cải thiện nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu gần 22 tỷ USD từ Trung Quốc

Ngày 5/12, tại TP.HCM đã diễn ra “Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc 2018”, do Chi nhánh VCCI tại TP.HCM phối hợp với Công ty VINEXAD, Ủy ban thông tin và kinh tế thương mại TP.Thâm Quyến và Phòng Thương mại Quốc tế Trung Quốc (CCOIC) tổ chức, trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 16.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI, GĐ Chi nhánh VCCI tại TP.HCM, cho biết: Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam; Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ tám của Trung Quốc trên thế giới. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc trong 11 tháng năm 2018 đạt gần 97,8 tỷ USD.

Cụ thể, giá trị xuất khẩu đạt 38,1 tỷ USD và giá trị nhập khẩu là  59,7 tỷ USD, tăng tương ứng 23,2% và 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đang có những chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo và hàng nông, lâm, thủy sản; giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên, nhiên liệu và khoáng sản.

Hàng nhập từ Trung Quốc rất đa dạng các chủng loại, chủ yếu các mặt hàng về máy móc, thiết bị, dụng cụ, mặt hàng vải may mặc...

Về quan hệ đầu tư, có mức tăng ổn định, tính lũy kế đến cuối tháng 9/2018, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 2.041 dự án, với số vốn đăng ký 12,78 tỷ USD, đứng thứ 7 trên 129 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Chỉ tính riêng 10 tháng năm 2018, Trung Quốc là nhà đầu tư đứng thứ năm trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam với 787,5 triệu USD, chiếm 5,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Còn với ngành du lịch, trong 10 tháng qua, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam với gần 4,2 triệu lượt khách, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2017. Ngành du lịch Việt Nam cũng kỳ vọng sẽ đón khoảng 5 triệu lượt khách từ Trung Quốc trong năm nay gắn với kỳ nghỉ cao điểm cuối năm.

Ông Thành cho rằng quan hệ thương mại Việt - Trung đang có những bước tiến triển thuận lợi khi hai nước cùng thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế trong nhiều năm qua. Thành tựu này phần nào phản ánh sự kỳ vọng cũng như coi trọng mà Việt Nam dành cho quan hệ hai nước, đặc biệt là hợp tác kinh tế.

Với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán cũng như vị trí địa lý thuận lợi, Trung Quốc vẫn luôn là một thị trường lớn, đầy tiềm năng. Trong thời gian tới.

Đứng ở góc độ vai trò là cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia, ông Thành cho hay sẽ luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, tạo điều kiện giao lưu thương mại, tổ chức các đoàn khảo sát thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội ở các nước, trong đó có Trung Quốc.

"Bà Du Hải Yến, Phó Hội trưởng Hội xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT China), cho biết theo thống kê của Trung Quốc, nửa đầu năm 2018, thương mại song phương giữa hai nước lên tới 66,04 tỷ USD, tăng 28,8%, đứng đầu so với các nước ASEAN khác.

Từ số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy trong năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng đáng kể, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời, hợp tác đầu tư Trung - Việt đã phát triển đều đặn.

Trung Quốc và Việt Nam là đối tác thân thiện và các đối tác cùng có lợi. Trong những năm gần đây, hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam tiếp tục mở rộng, và thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội song phương, đưa nhân dân hai nước những lợi ích hữu hình.

Đứng ở góc độ là nhà đầu tư, ông Shen Wenjian, Phó TGĐ Công ty SHEN YUE, đánh giá Việt Nam có những điểm mạnh đáng chú ý, thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc và trên thế giới như: môi trường thuế thấp, lực lượng lao động cạnh tranh, mức độ phát triển xã hội đang ở tốc độ cao và nền văn hóa, chính trị có sự tương đồng với Trung Quốc...

Trong những năm gần đây, xu hướng của các công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là rất lớn. Một mặt, nhiều công ty Trung Quốc đã phát triển thành các tập đoàn xuyên quốc gia. Mặt khác, Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế do các chính sách cải cách và mở cửa.

Các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc có công ty đang hoạt động tại Việt Nam để lại dấu ấn rất tốt, chính vì vậy các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ nắm bắt cơ hội đầu tư kinh doanh, mang lại sự bùng nổ kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...