Tịch thu số lượng lớn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tại Bình Thuận

Ngày 24/8/2022, tiến hành kiểm tra một hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Tuy Phong, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Thuận phát hiện và tiến hành tịch thu số lượng lớn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bình Thuận cho biết, vào thời điểm nêu trên Đoàn kiểm tra thuộc Đội QLTT số 3 tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Chia Đẩy tại thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong.

Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại hộ kinh doanh đang kinh doanh số lượng lớn sản phẩm mỹ phẩm không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, không có nguồn gốc xuất xứ được chủ hộ mua trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời.

Lực lượng QLTT Bình Thuận phát hiện và tịch thu số lượng lớn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Lực lượng QLTT Bình Thuận phát hiện và tịch thu số lượng lớn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Với những vi phạm trên, Đoàn kiểm tra đã ngay lập tức lập biên bản tiến hành thu giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm. Sau đó, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, trong thời gian tới lực lượng tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên thị trường, trong đó chú trọng kiểm tra chất lượng hàng hóa trong khâu lưu thông, phát hiện, xử lý nghiêm đối với hàng lậu, hàng giả, hàng hóa vi phạm chất lượng và các hành vi gian lận thương mại; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra điều kiện kinh doanh, giấy phép, mặt bằng, niêm yết giá, điều kiện bảo quản hàng hóa,...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.