Tiền di động chờ ngày... hoạt động

Sau nhiều năm trì hoãn, dịch vụ tiền di động (Mobile Money) có thể sẽ được triển khai trong tháng 6 tới, mang lại cơ hội thanh toán không dùng tiền mặt cho hơn 50% người dân cho có tài khoản ngân hàng.
Tiền di động chờ ngày... hoạt động

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ và đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Tại Hội nghị giao ban cuối tuần trước của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết dịch vụ Mobile Money mặc dù đã chậm, song cố gắng trong tháng 6, NHNN và Bộ TTT sẽ cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông.

Trên thực tế, các nhà mạng như VNPT, Viettel, MobiFone đều đang nóng lòng chờ được cấp phép thí điểm triển khai Mobile Money. VNPT và Viettel đều đã được cấp giấy phép trung gian thanh toán. MobiFone cũng đã nộp hồ sơ mong muốn được triển khai thử nghiệm Mobile Money.

Theo ông Nguyễn Sơn Hải, Phó tổng giám đốc Tổng công ty truyền thông VNPT – Media, dư địa khi triển khai Mobile Money tại Việt Nam không còn nhiều như một số nước, nên nếu không triển khai nhanh sẽ đánh mất cơ hội. Với 90% giao dịch nhỏ không qua tài khoản ngân hàng hiện nay, nếu có Mobile Money sẽ rất tiện lợi, người dân sẽ chỉ cần chuyển qua số điện thoại trên danh bạ.

Theo đó, khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các đại lý, điểm giao dịch gần nhất và không bị giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch. Dịch vụ mobile Money khi được cung cấp sẽ góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt.

Đáng chú ý, không chỉ các thuê bao di động smartphone 3G/4G, ngay cả các điện thoại "cục gạch" sử dụng sóng 2G cũng có thể dùng Mobile Money. Trên thế giới, dịch vụ mobile Money sẽ giúp nhà mạng có thể đưa dịch vụ thanh toán điện tử nhanh chóng đến 100% người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tới 0,5%. 

Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV, Mobile Money có một số rủi ro như dữ liệu của khách hàng có thể bị xâm phạm, hoặc tiền của khách hàng có thể bị mất nếu không có phương án quản lý phù hợp. Đặc biệt, khách hàng có thể chia nhỏ giá trị để lách quy định về hạn mức thanh toán, thực hiện hành vi rửa tiền, đánh bạc...

Dù hạn mức thanh toán qua di động dưới 10 triệu đồng, nhưng với số lượng thuê bao hàng chục triệu được phép sử dụng, bản thân các nhà mạng sẽ trở thành những ngân hàng thu nhỏ. Rủi ro đi kèm là khá lớn nếu không có giải pháp chặt chẽ về bảo mật, đặc biệt là giảm thiểu giao dịch rửa tiền, đánh bạc, cảnh báo các dịch vụ giao dịch đáng ngờ...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...