Nên nới room ngoại tại ngân hàng để kích cầu thị trường thanh toán không dùng tiền mặt?

Theo lời đề nghị của Chủ tịch Quỹ đầu tư Warburg Pincus, Việt Nam nên nâng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong ngân hàng thương mại nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và tạo thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Nên nới room ngoại tại ngân hàng để kích cầu thị trường thanh toán không dùng tiền mặt?

Hiện, Chính phủ Việt Nam đang xem xét giảm tỷ lệ nắm giữ của nhà nước tại các ngân hàng thương mại cổ phần, tạo thêm cơ hội cho nhà đầu tư khác, trong đó có 4 ngân hàng thương mại lớn (BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank) chiếm hơn 50% nguồn cung tín dụng toàn ngành ngân hàng sẽ giảm xuống còn 65% sở hữu của Nhà nước vào năm 2025.

Để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã dự thảo trong Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) về chứng chỉ lưu ký (cổ phiếu) không có quyền biểu quyết để tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tăng sở hữu và bảo đảm kiểm soát được các rủi ro. Dự kiến 2 dự án luật này sẽ được Quốc hội thảo luận và thông qua vào tháng 5/2020.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đang nghiên cứu việc ban hành quy định về “cổ phiếu vàng” để nhà nước sở hữu 1 cổ phiếu này tại doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng cổ phần hoá (nhưng là cổ phiếu có quyền phủ quyết) để tăng cường sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong phát triển hệ thống tín dụng, thanh toán tại Việt Nam.

Trong 5 năm gần đây, lĩnh vực thương mại điện tử tăng trưởng với tốc độ 25 đến 30% mỗi năm. Riêng năm 2018, tổng giá trị giao dịch đạt 8 tỷ USD. Và đúng ra,  sự gia tăng của thương mại điện tử phải kéo theo sự gia tăng của các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Nhưng thực tế, tại Việt Nam, khách hàng hiện vẫn dùng phương thức nhận hàng trả tiền.

Theo mục tiêu được Chính phủ đặt ra, đến năm 2020 tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt phải chiếm hơn 30% trên tổng phương tiện thanh toán tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán không tiền mặt thấp trong khu vực.

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước từng nhận định, rào cản lớn nhất của việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là thói quen của người tiêu dùng... Bên cạnh đó là thiếu sự liên thông giữa các cơ quan quản lý về cơ chế chia sẻ dữ liệu thông tin khách hàng nhằm tạo ra một cơ chế thanh toán thông suốt.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, chỉ có khoản 30% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, trong khi đó 70% dân số vẫn tập trung tại các khu vực vùng sâu vùng xa, không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Đây là bài toán khó cho cả ngân hàng và fintech trong việc thúc đầy thanh toán không tiền mặt.

Do vậy, nếu có sự tham gia của các dòng vốn ngoại, có thể tạo nên một cú hích cho ngành ngân hàng với những định hướng chiến lược để các công ty fintech, bigtech có thể tham gia và cùng đưa ra giải pháp thúc đẩy chi tiêu không tiền mặt.

Ngoài ra, nhờ room ngoại, các ngân hàng còn có thể nâng cao sức cạnh tranh để tăng vốn, xử lý nợ xấu và thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu. 

Xem thêm

ACB điều chỉnh room ngoại xuống dưới 30%

ACB điều chỉnh room ngoại xuống dưới 30%

Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa có thông báo về việc thực hiện điều chỉnh tỷ lệ giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) của Ngân hàng TMCP Á Châu ( mã: ACB) từ 30% xuống
TPBank nới room ngoại từ 24,9% lên 30%

TPBank nới room ngoại từ 24,9% lên 30%

Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã đươc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đồng ý cho nới room ngoại từ 24,9% lên 30%. Thời gian điều chỉnh 23/11/2018.
Room ngoại của Vietinbank đang "hở" hơn 28,4 triệu cổ phiếu

Room ngoại của Vietinbank đang "hở" hơn 28,4 triệu cổ phiếu

Kết phiên giao dịch ngày 13/11,cổ phiếu CTG của Vietinbank bất ngờ giao dịch thỏa thuận gần 57,4 triệu đơn vị ở giá 21.500 đồng/cp, tương đương 1.234 tỷ đồng. Đây là giao dịch bán ra của khối ngoại, nhưng khối này đã mua vào gần 29 triệu cổ phiếu.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…