Tiếp bài Khu trụ sở 23 TCTy, Tập đoàn 13 năm vẫn bỏ hoang: Điểm danh 23 đơn vị được giao đất

Tập đoàn EVN, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Cty cổ phần Viễn thông Hà Nội, Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam… là những cái tên có trong danh sách các đơn vị được chấp thuận nghiên cứu lập dự án.
Điểm giao cắt giữa 2 tuyến phố Nguyễn Chánh và Nguyễn Quốc Trị là nơi tập hợp các dự án văn phòng bị bỏ hoang 13 năm nay
Điểm giao cắt giữa 2 tuyến phố Nguyễn Chánh và Nguyễn Quốc Trị là nơi tập hợp các dự án văn phòng bị bỏ hoang 13 năm nay

Như Tạp chí Thương Gia đã đưa tin, trong khi 383 dự án chậm tiến độ đang được đoàn giám sát của HĐND TP. Hà Nội “chỉ mặt, gọi tên” thì Khu đất xây dựng Trụ sở văn phòng của 23 Tổng Công ty, án ngữ ngay đất vàng KĐT mới Cầu Giấy lại không được ai nhắc tới. Mặc dù đã bước sang năm thứ 13 bỏ hoang. Vậy, chủ nhân những khu đất bỏ hoang này là ai?

Ngày 11/11/2008, UBND TP. Hà Nội ra Quyết định số 1987/QĐ-UBND chấp thuận nghiên cứu lập dự án xây dựng trụ sở văn phòng tại Khu đô thị mới Cầu Giấy cho 23 Tổng công ty, gồm:
1. Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom – lô đất 1-E9)
2 Công ty điện tử Hà Nội (Hanel – lô đất 2-E9)
3 Hội tin học viễn thông Hà Nội (lô đất 3-E9)
4 Tổng công ty xây dựng Thăng Long (lô đất 4-E7)
5 Công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT – lô đất 5-E7)
6 Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (lô đất 6-E7)
7 Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi (lô đất 7-E7)
8 Tổng công ty hàng không Việt Nam (lô đất 8-E7)
9 Tổng công ty lắp máy Việt Nam (lô đất 9-E6 )
10 Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (lô đất 10-E6)
11 Tổng công ty cơ khí xây dựng Coma (lô đất 11-E6)
12 Tập đoàn điện lực ViệtNam (13-E5)
13 Tổng công ty điện tử và tin học Việt Nam (14-E5)
14 Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) (15-E5)
15 Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (16-E5)
16 Tổng công ty xây dựng Trường sơn – Bộ Quốc phòng (17-E4)
17 Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp (18-E4)
18 Tổng công ty CP Thương mại và Xây dựng Việt Nam (19-E4)
19 Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (20-E4)
20 Tổng Cục Hải quan (21-E3)
21 Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (22-E3)
22 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (23-E3)
23 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp – kinh doanh tổng hợp Hợp Nhất (24-E3)

Tại quyết định này, UBND TP. Hà Nội yêu cầu 23 đơn vị được chấp thuận nghiên cứu dự án liên hệ với các sở ngành liên quan để được cung cấp tài liệu liên quan đến dự án và được hướng dẫn lập dự án theo đúng các quy định hiện hành; dự án đầu tư phải đảm bảo theo quy hoạch, chức năng sử dụng từng ô đất duyệt duyệt, tuân thủ đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động trong quá trình xây dựng và khai thác sử dụng.

Được biết, tại Quyết định số 4377 năm 2015, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 đối với khu vực này. Ngày 04/8/2017, UBND TP. Hà Nội có Thông báo số 895/TB-UBND, về việc rà soát 23 doanh nghiệp trong danh sách được giao đất xây dựng trụ sở tại Khu đô thị mới Cầu Giấy và giao cho Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì.

Được biết, dù đây là khu vực trụ sở các Tổng Công ty, Tập đoàn nhưng theo quy hoạch 1/500 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2015, nhiều ô đất được quy hoạch là khách sạn, chung cư, có dân số thường trú. Thậm chí, có quy hoạch biệt thự và nhà ở thấp tầng.

Thực địa tại hiện trường thì thấy, chỉ có duy nhất lô đất đã thực hiện xây dựng trụ sở đúng quy hoạch được duyệt là trụ sở Tổng cục Hải Quan (lô 21-E3); 2 đơn vị đang thi công xây dựng là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (lô 10-E6) và Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (lô 22-E3). Còn lại, 20 ô đất khác đang bỏ hoang, sử dụng vào nhiều mục đích khác suốt nhiều năm nay.

Thực trạng này đang gây lãng phí tài nguyên đất suốt 13 năm qua, khiến ngân sách Nhà nước không thể tận thu được, làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước,… Trong khi, từ sau Tết Nguyên đán 2021, tình trạng đất sốt xảy ra trên khắp cả nước.
Liên quan đến khu dự án này, Tạp chí Thương gia đã có Công văn số 293/2021/CV-TCTG ngày 29/03/2021 gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan. Tạp chí Thương gia đang chờ phản hồi từ các đơn vị này.
Thương gia sẽ tiếp tục cập nhật cụ thể thông tin một số dự án ở các bài viết sau.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…