Tiếp bước FLC, Vingroup tham gia thị trường hàng không

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thành lập Công ty Cổ phần Hàng không Vinpearl Air có vốn điều lệ 1.300 tỉ đồng, ngành nghề chính là vận tải hành khách hàng không.
Tiếp bước FLC, Vingroup tham gia thị trường hàng không

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Công ty CP Hàng không Vinpearl Air được thành lập từ 22-4-2019, địa chỉ trụ sở chính tại quận Long Biên, TP Hà Nội (trong khu Vinhomes Riverside Long Biên của Tập đoàn Vingroup).

Công ty này có vốn điều lệ 1.300 tỉ đồng, đăng ký 9 ngành nghề kinh doanh, trong đó ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hành khách hàng không. Các ngành nghề khác gồm vận tải hàng hóa hàng không; dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; dịch vụ ăn uống khác; dịch vụ phục vụ đồ uống; kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; quảng cáo và đại lý du lịch.

Doanh nghiệp có 3 cổ đông sáng lập gồm Công ty CP Phát triển Du lịch VinAsia nắm 45%, ông Hoàng Quốc Thủy nắm 30% và ông Phạm Khắc Phương nắm 25%. Người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thanh Hương, sinh năm 1972.

Hôm qua (9/7), Tập đoàn Vingroup cho biết vừa cùng Tập đoàn CAE (Canada) ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không nhằm cung cấp nguồn lực kỹ thuật cao cho Việt Nam và thế giới. Dự kiến, mỗi năm sẽ có 400 phi công và thợ máy đạt tiêu chuẩn quốc tế CAAV (Cục Hàng không Việt Nam), FAA (Cục Hàng không Liên bang Mỹ) và IASA (Ủy ban An toàn hàng không châu Âu) được cung ứng ra thị trường.

Dự kiến, đợt tuyển sinh đầu tiên sẽ diễn ra trong tháng 8 tới. Như vậy, chỉ ngay sau một thời gian ngắn thành lập công ty hàng không, Vingroup tiến hành đào tạo phi công, thợ máy... tạo nguồn lực cho ngành hàng không. Cũng giống như tập đoàn FLC, sau khi thành lập hãng hàng không Bamboo Airways, tập đoàn này cũng mở trường đào tạo phi công và nguồn nhân lực cho hãng hàng không của mình. 

Nói về quyết định này, Tập đoàn Vingroup cho biết quyết định mở trường đào tạo phi công và thợ máy nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không dân dụng Việt Nam và khu vực; góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực phi công và kỹ thuật bay.

Bên cạnh đó, Vingroup cũng đào tạo các nhân sự khác trong ngành hàng không như huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy; huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không; quản trị hàng không, kinh tế vận tải hàng không và kỹ sư máy bay….

Với sự xuất hiện của VIngroup, thị trường hàng không sẽ ngày càng sôi động hơn. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, cơ sở hạ tầng của ngành hàng không đang chịu nhiều sức ép từ sự gia tăng nhu cầu từ thị trường cũng như việc phát triển mạnh mẽ của các hãng hàng không.

>> Hàng không bắt đầu có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...