Tiếp tục chịu thách thức thương mại, HSBC dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,2%

Nhiều dữ liệu cho thấy Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với các thách thức thương mại trong quãng thời gian còn lại của năm 2023...
Tiếp tục chịu thách thức thương mại, HSBC dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,2%

Tại báo cáo dữ liệu tháng 4 Việt Nam, HSBC nhận định, sau kết quả GDP quý 1/2023 không mấy khả quan, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Thậm chí, mặt trận thương mại vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Theo HSBC, là quốc gia chịu tác động từ chu kỳ thương mại toàn cầu, những khó khăn ngoại cảnh đã giảm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Sau khi giảm 12% so với cùng kỳ trong quý 1/2023, xuất khẩu tiếp tục mức giảm hai con số (giảm 11,7% so với cùng kỳ trong tháng 4/2023).

Khó khăn này diễn ra trên diện rộng, với các ngành xuất khẩu chính như dệt may/giày dép, điện thoại thông minh và đồ nội thất gỗ đều sụt giảm đáng kể. Mặc cho những khó khăn trong thương mại hàng hóa, ngành dịch vụ tiếp tục đóng góp sự hỗ trợ cần thiết.

Gần 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đã đến Việt Nam trong tháng 4, chủ yếu là nhờ lượng khách Trung Quốc tăng 70% so với tháng trước. Sự phục hồi tích cực này là nhờ những hạn chế bay được dỡ bỏ, và Trung Quốc đã đưa Việt Nam vào danh sách các điểm đến tổ chức du lịch theo đoàn từ giữa tháng 3.

Ở chiều ngược lại, HSBC cũng cho rằng, khách du lịch Trung Quốc - vốn chiếm tới 30% lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ trước Covid-19 - vẫn đang phục hồi với tốc độ còn chậm, mức độ phục hồi chỉ đạt 25% lượng khách cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, một nguồn khách du lịch lớn khác là Hàn Quốc, đã hồi phục đến 77%.

Trong tháng 4, khách du lịch từ Trung Quốc đại lục đã tăng ấn tượng 70% so với tháng trước, nhưng tốc độ phục hồi vẫn còn chậm
Trong tháng 4, khách du lịch từ Trung Quốc đại lục đã tăng ấn tượng 70% so với tháng trước, nhưng tốc độ phục hồi vẫn còn chậm

Song nhìn toàn cảnh, báo cáo của HSBC nhận định, sự hồi phục của ngành du lịch chưa đủ để bù đắp những thách thức trong năm nay. Trở ngại tăng trưởng vẫn hiện diện thông qua mức tăng trưởng tín dụng chậm chạp. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14 - 15% và việc Ngân hàng Nhà nước hai lần cắt giảm lãi suất cơ bản trong tháng 3, tín dụng chỉ tăng khoảng 2% vào giữa tháng 4 đã phản ánh những lo ngại về khó khăn kinh tế đang diễn ra.

Dù tăng trưởng có chậm lại, nhưng lạm phát đã tốt hơn, giúp các nhà hoạch định chính sách dễ thở hơn. Lạm phát toàn phần giảm 0,3% so với tháng trước, giúp lạm phát cùng kỳ năm dưới mức 3%, thấp hơn nhiều so với trần lạm phát 4,5% của Ngân hàng Nhà nước. Lý do đầu tiên là lạm phát thực phẩm tiếp tục giảm, nhờ giá thịt heo giảm 1,6% so với tháng trước. Trong khi đó, giá năng lượng lại cho thấy những xu hướng trái chiều. Trong khi chi phí vận tải tăng nhẹ do giá dầu cao, các loại lạm phát năng lượng khác, như điện và gas, lại giảm.

HSBC đánh giá, Việt Nam tiếp tục đối mặt với các thách thức thương mại trong quý 2/2023. "Dù khả năng tăng trưởng suy giảm trong nửa đầu năm 2023, chúng tôi vẫn kỳ vọng ngành dịch vụ sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ và làn sóng thương mại sẽ chuyển hướng trong nửa cuối năm, đưa tăng trưởng cả năm 2023 đạt mức 5,2%", HSBC đưa ra dự báo.

Xem thêm

GDP quý 1/2023 ước tính tăng 3,32%

GDP quý 1/2023 ước tính tăng 3,32%

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê vừa công bố, ước tính GDP quý 1/2023 của cả nước tăng 3,32% so với cùng kỳ năm ngoái…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...