Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu 3 ngân hàng 0 đồng

Trong báo cáo gửi Quốc hội về thực hiện nghị quyết sau chất vấn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đang tích cực triển khai các bước cơ cấu, xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc 0 đồng và Ngân hàng Đông Á.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu 3 ngân hàng 0 đồng

Phương án cơ cấu số nhà băng trên được thực hiện trên cơ sở kiểm toán độc lập đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị thực của vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Trong đó, NHNN cho biết đã hoàn thiện, trình Thủ tướng phương án chuyển nhượng và cơ cấu lại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) sau chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài.

Việc nhà đầu tư ngoại muốn mua lại OceanBank đã từng được đề cập hồi giữa năm 2017, hơn một năm sau khi nhà băng này bị buộc mua lại giá 0 đồng để xử lý các tồn tại, yếu kém được đây. Ở thời điểm đó một đại diện của NHNN cho biết có ngân hàng nước ngoài khu vực châu Á bày tỏ ý định "khá nghiêm túc khi muốn tham gia vào quá trình tái cơ cấu OceanBank" và các bên đang tiến hành các bước tiếp theo. 

Bên cạnh đó, phương án cơ cấu lại các Ngân hàng Xây dựng (CB), Dầu khí Toàn Cầu (GPBank) và Ngân hàng Đông Á đang hoàn thiện để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo pháp luật.

NHNN cũng nhận định việc triển khai cơ cấu lại 3 ngân hàng mua bắt buộc là một quá trình khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ, phải phối hợp chặt chẽ và lấy ý kiến của nhiều bộ, ngành và các cơ quan liên quan.

Với thực trạng tài chính hiện nay của các ngân hàng, việc tìm kiếm nhà đầu tư có năng lực tài chính và năng lực quản trị tham gia xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng này gặp rất nhiều khó khăn và phụ thuộc vào kết quả đàm phán với các nhà đầu tư.

Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu của các tổ chức yếu kém gặp nhiều khó khăn do để xử lý dứt điểm nợ xấu, thu hồi tài sản không sinh lời của các tổ chức tín dụng này đòi hỏi phải có cơ chế phân bổ tổn thất, giảm nhẹ gánh nặng tài chính bằng chính sách tài chính phù hợp để tổ chức tín dụng hấp thụ dần tổn thất, vượt qua được khó khăn tài chính.

Thêm vào đó, việc xử lý, thu hồi nợ và tài sản đảm bảo của các ngân hàng mua bắt buộc khó khăn do phần lớn tài sản đảm bảo cho các khoản nợ đều đang bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh.

Đến cuối tháng 3, nợ xấu nội bảng các ngân hàng là 2,02%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức 5,88%, giảm gần một nửa so với cuối năm 2016.

Toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được gần 227.900 tỷ đồng nợ xấu, gồm cả việc các ngân hàng mua lại khoản nợ xấu đã bán cho VAMC bằng trái phiếu đặc biệt hơn 31.000 tỷ đồng. 

>> Tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng: Vẫn chậm và chưa triệt để

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...