Tiếp tục hành trình hướng tới thập kỷ phát triển bền vững hơn

Phát triển bền vững (PTBV) là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng đến đặc biệt là khi thế giới liên tục chứng kiến những biến động bất ngờ từ biến đổi khí hậu, thiên tai và tiêu biểu nhất là sức ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19…
Tiếp tục hành trình hướng tới thập kỷ phát triển bền vững hơn

Việc phấn đấu đạt được mục tiêu: “Hướng tới thập kỷ PTBV tốt đẹp hơn: Không để ai bị bỏ lại phía sau” càng trở nên cần thiết. Đây cũng là chủ đề của Diễn đàn Doanh nghiệp PTBV lần thứ 8 và Lễ Công bố CSI 2021 lần thứ 6 do VCCI, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự PTBV Việt Nam (VBCSD) phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức tại Hà Nội.

Thêm thành công, tạo dấu ấn

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự PTBV Việt Nam cho biết, trong gần 6 năm theo đuổi thực hiện các mục tiêu PTBV, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Xét trên phạm vi toàn cầu, thứ hạng của Việt Nam về kết quả thực hiện các Mục tiêu PTBV (SDG) liên tục tăng trong giai đoạn 2016 - 2021, giúp vị thế của Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu cũng được cải thiện không ngừng với chuỗi tăng về thứ hạng, từ vị trí 88/149 quốc gia năm 2016 lên vị trí 51/165 quốc gia năm 2021.

“Việt Nam được đánh giá đã và đang thực hiện tốt một số chỉ tiêu về xóa đói nghèo; một số khía cạnh trong đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; cải thiện trong các khía cạnh trao quyền lực và cơ hội tham gia chính trị cho phụ nữ; đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người, đặc biệt là mục tiêu tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự PTBV…”, ông Công khẳng định.

PTBV đối với các doanh nghiệp, theo chia sẻ của ông Công, có thể hiểu đơn giản là chiến lược quản trị DN phát triển thích ứng được với mọi hoàn cảnh, dựa trên cơ sở bảo đảm hài hòa các lợi ích về kinh tế (lợi nhuận, doanh thu) với lợi ích của người lao động và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, nhiều doanh ngheipej dần chuyển dịch định hướng, chiến lược kinh doanh từ “kinh doanh vì lợi nhuận” sang kinh doanh có trách nhiệm.

Đặc biệt, khi Việt Nam liên tục phải trải qua 4 đợt dịch Covid – 19 thì PTBV không chỉ là “kim chỉ nam” trong trạng thái ổn định mà còn đóng vai trò quan trọng dẫn dắt doanh nghiệp thích ứng và phục hồi khi đối mặt với khủng hoảng. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thực hiện chiến lược PTBV nói chung, và áp dụng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) do VCCI xây dựng nói riêng, đã cho thấy sức chống chịu tốt hơn hẳn so với mặt bằng chung. Các doanh nghiệp này có sức bền dẻo dai hơn, nên khả năng phục hồi cũng cao hơn.

Khủng hoảng từ đại dịch Covid-19, dường như đang tạo tiền đề và thay đổi góc nhìn của rất nhiều doanh nghiệp. Theo đánh giá của VBCSD, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi tư duy nhìn nhận về khủng hoảng, từ đó có sự chuẩn bị và đầu tư, thậm chí tập trung nhiều nguồn lực hơn cho việc thiết lập khung quản lý rủi ro và kế hoạch hoạt động kinh doanh liên tục. Khi khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp có thể khởi động ngay cơ chế phòng ngự và khắc phục sự cố, từ đó phục hồi và PTBV hơn. Đến khi dịch được khống chế, kinh tế phục hồi, trên cơ sở những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đã tạo dựng từ nguồn nhân lực và niềm tin của người lao động với doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có nền tảng vững vàng để sớm khôi phục và quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

Còn thách thức, thêm động lực

Bên cạnh những chuyển biến tích cực nhờ sự bền bỉ của VBCSD khi cố gắng hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và sự thay đổi nhận thức từ cộng đồng, ông Công cho biết, Việt Nam còn nhiều thách thức phải đối mặt. Đơn cử, Việt Nam khó có thể đạt được một số mục tiêu Việt Nam trong năm 2030.

Đó là mục tiêu đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người Việt Nam; và đặc biệt là phát triển đô thị, nông thôn bền vững. Đây cũng là một trong những mục tiêu dự kiến sẽ gây nên không ít thách thức cho Việt Nam trong tiến trình hiện thực hóa vào năm 2030 bởi cho đến hiện tại, chỉ có 3 trong số 10 chỉ tiêu thuộc mục tiêu chung này (chiếm 30%) đã được Việt Nam hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành.

“Cho đến thời điểm này, trong số 17 mục tiêu PTBV, Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức “hoàn thành” đối với 2/17 mục tiêu là Chất lượng giáo dục và Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm”, ông Công khẳng định.

Thách thức lớn nhất hiện nay đối và năng lực của toàn hệ thống doanh nghiệp gồm con người, cơ sở hạ tầng, tài chính và thể chế còn thấp, làm cho những thói quen cũ trong sản xuất đời sống và quản lý chậm thay đổi. Nhận thức về PTBV của không ít cơ quan, DN và người dân còn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; các chính sách kinh tế - xã hội còn thiên về tăng trưởng nhanh về kinh tế và ổn định xã hội mà chưa quan tâm đúng mức đến tính bền vững khi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gắn với bảo vệ môi trường…

Nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu PTBV ở Việt Nam chủ yếu vẫn là nguồn lực công, trong khi đó cân đối ngân sách nhà nước và dư địa để mở rộng quy mô động viên ngân sách nhà nước đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc huy động nguồn lực tư nhân, các nguồn lực trong xã hội lại hạn chế, khi mà các DN tư nhân chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp, còn các DN FDI chưa tạo được sự lan tỏa về năng suất và công nghệ trình độ cao.

Bên cạnh đó, nhiều DN Việt vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh không cao, trình độ phát triển khoa học công nghệ (nhất là R&D và chuyển giao công nghệ) còn thấp. Tài nguyên thiên thiên bị suy giảm nghiêm trọng, một phần bị hủy hoại do phương thức tăng trưởng còn nặng theo chiều rộng, sử dụng năng lượng hóa thạch là nguyên liệu đầu vào, trong khi trình độ sử dụng công nghệ mới để giảm tiêu hao vật chất còn thấp.

Tuy nhiên, với phương châm “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, ông Công tin tưởng rằng, Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp sẽ ngày càng đạt được nhiều thành tựu về PTBV. “Mặc dù quãng đường phía trước để thực hiện mục tiêu PTBV còn nhiều chông gai, nhưng Việt Nam đã dần vươn lên những vị trí cao hơn bảng xếp hạng đã cho thấy những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trong quá trình thực hiện các mục tiêu PTBV đã được cam kết”, ông Công thể hiện niềm tự hào.

Đặc biệt, tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định, mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua. Với lợi thế về tiềm năng năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đó chính là động lực mạnh mẽ để Việt Nam tiếp tục kiên trì trên con đường PTBV trong tương lai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…