3 chiến lược ưu tiên phát triển bền vững của doanh nghiêp Việt

Ngoài việc đề cao trách nhiệm xã hội, cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam còn đề ra chiến lược 3 ưu tiên chính để phát triển bền vững trong điều kiện sản xuất kinh doanh linh hoạt hiệu quả trong bối cảnh đại dịch còn diễn biến phức tạp.
3 chiến lược ưu tiên phát triển bền vững của doanh nghiêp Việt

Đây là nội dung buổi toạ đàm với chủ đề “San sẻ trách nhiệm vượt khó mùa dịch” do Báo Đầu tư tổ chức sáng ngày 29/11. 

Đại dịch Covid-19 bùng phát thời gian qua đã tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và các mặt đời sống xã hội. Mặc dù còn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tác động của nhiều biện pháp phòng chống dịch và sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn rất tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong việc chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng xanh hơn, khuyến khích các hành vi tiêu dùng bền vững vì một tương lai “xanh, sạch” hơn.

Đặc biệt, cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam vẫn biểu hiện rõ nét giá trị truyền thống “lá lành đùm lá rách”, đề cao trách nhiệm xã hội, cùng chung tay, chung sức với Chính phủ hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho các gia đình và cá nhân gặp khó khăn trên cả nước. Cùng với đó là sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài, chung sức với Chính phủ trong việc cung cấp đầy đủ hàng hóa cho cộng đồng và hỗ trợ tuyến đầu chống dịch.

Tại buổi Toạ đàm, các diễn giả tại tọa đàm cũng đưa ra nhiều khuyến nghị và đóng góp giải pháp phù hợp để phát triển bền vững, nhấn mạnh các tiêu chí và xu hướng phát triển doanh nghiệp bền vững toàn diện tại Việt Nam trong điều kiện sản xuất kinh doanh linh hoạt hiệu quả cùng Covid-19.

Theo ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), đồng hành cùng Việt Nam trong thời điểm khó khăn này, EuroCham đã ra mắt chương trình “Breathe Again Vietnam” vào tháng 8/2021. Chiến dịch với mục tiêu kêu gọi quyên góp từ các nhà đầu tư và các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam và trên khắp Liên minh châu Âu. Số tiền này sau đó được sử dụng để mua các thiết bị y tế thiết yếu để hỗ trợ các bệnh viện và nhân viên y tế tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Đến nay chiến dịch đã kêu gọi được hơn 670.000 Euro và tặng nhiều thiết bị y tế với tổng trị giá 450.000 Euro cho các bệnh viện trên khắp mọi miền Việt Nam, và còn rất nhiều sự giúp đỡ từ các nơi đang tiếp tục đổ về. Tổng cộng, các thành viên EuroCham đã kêu gọi và quyên góp hơn 1,2 triệu Euro để hỗ trợ Việt Nam chống lại đại dịch Covid-19.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Eamon Ginley, Tổng giám đốc Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam cho rằng, là một doanh nghiệp tiên phong về Vật liệu xây dựng xanh tại Việt Nam. Doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu cân bằng 3 điểm mấu chốt là tăng trưởng kinh tế, hiệu quả môi trường và thực hiện trách nhiệm xã hội. Trong bối cảnh dịch Covid tác động toàn diện, bên cạnh đảm bảo về mặt vận hành, doanh nghiệp luôn vững bước trên con đường phát triển bền vững của mình.

TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế nhìn nhận, để giúp các doanh nghiệp và người lao động nói riêng, nền kinh tế và xã hội nói chung vượt qua ảnh hưởng của Covid - 19 sẽ rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình hay gói hỗ trợ từ NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN. Ngoài ra, trọng tâm chính và chỉ đạo điều hành của Chính phủ năm 2022 nên là tập trung toàn lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh, cả ảnh hưởng vật chất, tài chính lẫn tinh thần.

Ở chiều ngược lại, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI, đã thể hiện tinh thần đoàn kết, chung tay chia sẻ có trách nhiệm với Chính phủ, chính quyền địa phương, hỗ trợ người dân, cộng đồng trong cuộc chiến với Covid - 19 bằng nhiều hình thức. Các doanh nghiệp bao gồm Home Credit Việt Nam, AEON Việt Nam, TNHH Siam City Cement Việt Nam và Công ty Nestlé Việt Nam đều đã thể hiện tinh thần vượt khó, thích ứng với tình hình mới, duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội.

Cùng chia sẻ và đồng cảm với những khó khăn diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã đề ra chiến lược gồm 3 ưu tiên chính, đó là: Sự an toàn của nhân viên; Bảo đảm tính liên tục trong kinh doanh; Thực hiện các chương trình và hoạt động hỗ trợ cộng đồng phòng, chống đại dịch.”

Trong lúc khó khăn những nghĩa cử cao đẹp và hành động thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp đã góp phần nâng cao niềm tin vào Chính phủ đồng lòng cùng nhân dân cả nước đẩy lùi dịch bệnh, khắc phục thách thức để tăng trưởng bền vững.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…