Tiêu thụ điện toàn quốc tiếp tục tăng vọt, công ty điện lực kêu gọi sử dụng tiết kiệm điện

Trước tình trạng sản lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc tăng vọt, nhất là các tỉnh thành phía Bắc, các công ty điện lực kêu gọi người dân sử dụng tiết kiệm điện...
tiêu thụ điện

Theo Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI), nắng nóng gay gắt kéo dài với nền nhiệt phổ biến 38 đến 39 độ C đã khiến sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô liên tục tăng cao.

Số liệu của EVN HANOI, lượng điện tiêu thụ trong ngày 31/5 đạt 95.177 triệu kWh. Đến ngày 1/6, lượng điện tiêu thụ giảm xuống, nhưng vẫn ở mức cao là 94.418 triệu kWh.

Đại diện phía EVN HANOI cho biết, dự kiến sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn thành phố những ngày tiếp theo sẽ tiếp tục tăng rất mạnh. Để đảm bảo cung ứng điện, các công ty điện lực trực thuộc EVN HANOI đã và đang nỗ lực để cung cấp điện cũng như sẵn sàng khôi phục nhanh nhất các sự cố về điện.

Cũng trong tình cảnh nắng nóng kéo dài, đại diện Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) cho biết, nắng nóng gay gắt diện rộng đã làm sản lượng điện tiêu thụ của 27 tỉnh, thành phía Bắc tiếp tục tăng cao những ngày qua.

Thuonggiaonline.vn cũng đã đưa, chỉ riêng trong 2 ngày 30 và 31/5, lượng điện tiêu thụ tại miền Bắc lần lượt là 302,8 triệu kWh và 310,8 triệu kWh, tiến gần sát mức tiêu thụ điện kỷ lục được ghi nhận của toàn khu vực miền Bắc.

Trước đó, mức điện tiêu thụ kỷ lục của miền Bắc được ghi nhận trong ngày ngày 22/5, mức tiêu thụ điện đã lên đến 313,6 triệu kWh, cao hơn 45,9 triệu kWh, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2022, tăng.

Đại diện EVN NPC đưa ra sự lo lắng, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện miền Bắc tăng rất cao do nắng nóng gay gắt kéo dài, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là tại khu vực miền Bắc, tất cả 12/12 hồ thủy điện lớn đều có lưu lượng nước về hồ rất kém, tần suất nước về nhiều hồ kém nhất trong 100 năm qua.

Không chỉ vậy, một số tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống bị suy giảm công suất và gặp sự cố do phải vận hành liên tục trong điều kiện thời tiết nóng gay gắt kéo dài.

Điển hình tại thời điểm ngày 1/6/2023 các tổ máy nhiệt điện than ở phía Bắc đang bị sự cố gồm có: Phả Lại 1, S6 Phả Lại 2, S2 Cẩm Phả, S1 Vũng Áng 1, S2 Nghi Sơn 2, S2 Mạo Khê, S1 Quảng Ninh, S2 Thăng Long, S1 Sơn Động.

Theo ước tính, vào những ngày nắng nóng cực đoan, với kịch bản phụ tải tăng trưởng cao, lên tới con số 15%, toàn bộ hệ thống điện miền Bắc phải tiết giảm 1.000 cho đến 2.400MW.

Các tỉnh, thành tại khu vực miền Bắc đang nỗ lực để đảm bảo cấp điện. Thời điểm hiện tại, 4/7 nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang vận hành tất cả các tổ máy, đạt công suất từ 97 đến 100%.

Tình hình tiêu thụ điện tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng liên tục ghi nhận sự tăng cao với nền nhiệt trên 30 độ C. Sản lượng điện tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh vào hai ngày 2/6 và 3/6 lần lượt được ghi nhận là 89.159 triệu kWh và 85.663 triệu kWh.

Hiện, thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện các hoạt động nhằm tiết kiệm điện trên địa bàn thành phố. Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC), các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm đã tiết kiệm được 14,68 triệu kWh điện.

Trong đó bao gồm, chiếu sáng quảng cáo và trang trí ngoài trời đã tiết kiệm được 0,17 triệu kWh; chiếu sáng giao thông đã tiết kiệm được 1,74 triệu kWh; các cơ quan hành chính sự nghiệp đã tiết kiệm được 5,98 triệu kWh; các đơn vị trực thuộc EVNHCMC đã tiết kiệm được 0,092 triệu kWh.

Còn tại Đà Nẵng, nắng nóng đã khiến phụ tải tăng vọt, sản lượng trung bình trong ngày đạt hơn 9,3 triệu kWh, sản lượng cực đại đạt hơn 10,6 triệu kWh; công suất cực đại đạt 542MW, tăng hơn 14,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Trước tình trạng nắng nóng gay gắt, Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) tiến hành triển khai nhiều giải phải nhằm đảm bảo cung cấp điện và tăng cường tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Sản lượng điện tiêu thụ của hệ thống điện Quốc gia được dự báo sẽ tiếp tục có thể còn tăng cao hơn trong các ngày tới. Tuy nhiên, nắng nóng gay gắt kéo dài đã khiến cho nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố thậm chí nguy cơ cháy nổ cũng sẽ tăng cao so với bình thường. Để đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện, một số khu vực trên địa bàn toàn quốc đã phải ngừng, giảm cung cấp điện khẩn cấp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…