Tín dụng chính sách xã hội: Trụ cột quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững

Những “chiếc cần câu” từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng triệu hộ gia đình có được “con cá to” là thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu thay đổi bộ mặt của nhiều vùng đất, thôn bản.
Tín dụng chính sách xã hội: Trụ cột quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách xã hội, ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư cho rằng chính sách tín dụng xã hội đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. 

Là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng được nguồn vốn, nhu cầu vốn cho người nghèo. Nhờ đó giai đoạn 2014, 2019, số hộ nghèo đã giảm nhanh, góp phần ngăn chặn từng bước đẩy lùi “tín dụng đen”, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn.

“Chiếc cần câu” vững chắc

Cũng theo Ủy viên Bộ chính trị Trần Quốc Vượng, trong 5 năm, Chỉ thị 40 đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống. Là một trong những đòn bẩy kinh tế góp phần phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách, các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội, trật tự an toàn xã hội, củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Hoạt động tín dụng chính sách xã hội của Việt Nam đã được quốc tế đánh giá cao, góp phần đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo trên thế giới.

Về những con số cụ thể, ông Nguyễn Văn Bình –  Uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, trong giai đoạn 2014-2019 số hộ nghèo giảm nhanh, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 giảm từ 14,2% xuống 4,25%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 9,88% (2015) xuống còn 5,23% (2018), 1,7 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Thu hút, tạo việc làm cho hơn 900.000 lao động, góp phần đẩy lùi tín dụng đen, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là khu vực nông dân, nông thôn.

Ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại Hội nghị
Ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại Hội nghị

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thông qua Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VPSP) theo tinh thần Chỉ thị 40 đã chứng minh vai trò quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đây cũng là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn cho người nghèo.

Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, là một trong những địa phương miền núi còn nhiều khó khăn nên nguồn vốn tín dụng chính sách có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của tỉnh Sơn La.

Dẫn chứng con số cụ thể ông Khánh cho biết, trong giai đoạn từ năm 2014 đến 30/11/2019 hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã giúp hỗ trợ hơn 216.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, hơn 44.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo.

Nguồn vốn cũng góp phần trang trải chi phí học tập cho trên 1.000 con em đi học tại các trường, thu hút và tạo việc làm thường xuyên cho trên 18.000 lao động, vốn vay hỗ trợ xây dựng trên 4.500 căn nhà cho hộ nghèo, 15.600 lượt hộ mới thoát nghèo, cận nghèo được vay vốn thêm 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh…

“Việc cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn có động lực quan trọng đối với việc giữ đất, đặc biệt ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới Tổ quốc”, ông Nguyễn Quốc Khánh nhấn mạnh.

Cũng là một trong những địa phương gặt hái được nhiều thành quả từ “chiếc cần câu” vốn tín dụng chính sách, đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 5 năm qua ngân hàng chính sách tỉnh đã giải ngân cho 182.625 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với số tiền lên tới gần 6.100 tỷ đồng.

Làm gì để tốt hơn?

Theo ông Nguyễn Văn Bình, việc triển khai tín dụng chính sách một cách chủ động, kịp thời cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn hiện nay được xem là một trong các giải pháp đặc biệt cấp bách, quan trọng, có ý nghĩa rất lớn, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có công ăn, việc làm, ổn định cuộc sống.

 Là một trong hàng chục nghìn hộ nhận được sự hỗ trợ từ chủ trương của Chỉ thị 40, chị Nguyễn Thị Vĩnh An (tỉnh Quảng Trị) cho biết, nguồn tín dụng chính sách là “cứu cánh” giúp người nghèo có điều kiện tiếp cận vốn, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội nghị

“Bản thân tôi và gia đình là những minh chứng sống động nhất cho sự đồng hành của VPSP với các đối tượng trong xã hội. Nhờ được tiếp cận với gói vay dành cho học sinh sinh viên mà 4 anh em tôi đều ăn học, có công ăn việc làm ổn định, không phải sống dựa vào đồng ruộng bấp bênh”, chị An chia sẻ.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng kể nhưng có một thực tế là hiện nay giảm nghèo bền vững vẫn là một thách thức lớn trong bối cảnh hội nhập nhanh và sâu rộng đang làm giãn khoảng cách thu nhập giàu nghèo. Tái nghèo luôn rình rập bởi thiên tai, lũ lụt. Nguồn vốn ngân sách Trung ương dành cho giảm nghèo đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực nhưng còn hữu hạn so với nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Theo đó, việc triển khai quyết liệt và có hiệu quả hơn Chỉ thị 40-CT/TW trong thời gian tới vẫn là điểm tựa quan trọng trong việc triển khai tín dụng chính sách xã hội để vừa tối đa hóa hiệu quả của từng đồng vốn, vừa tập hợp thêm nguồn lực từ con người đến nguồn vốn không chỉ của địa phương mà của cả doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và mỗi người dân trong công cuộc giảm nghèo bền vững.

Trong đó cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung những nhiệm vụ giải pháp cụ thể khả thi, nhân rộng cách làm hay mô hình mới, sáng tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả hoạt động của tín dụng chính sách xã hội trong thời gian tới.

Xem thêm

Đã có 76 tổ chức tín dụng áp dụng Basel II

Đã có 76 tổ chức tín dụng áp dụng Basel II

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội cho biết, việc triển khai chuẩn mực Basel II đang được tập trung thực hiện để đáp ứng các thông lệ quốc tế về an toàn vốn.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...