Tối 23/8: Thêm 10.266 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 tối 23/8 của Bộ Y tế cho biết có 10.266 ca mắc mới COVID-19, trong đó TP HCM vẫn nhiều nhất với 4.251 ca, thứ 2 là Bình Dương với 3.183 ca. Trong ngày có 6.945 bệnh nhân được công bố khỏi.
Tối 23/8: Thêm 10.266 ca mắc COVID-19

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới

Tính từ 18h ngày 22/8 đến 18h30 ngày 23/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.280 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 10.266 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4.251), Bình Dương (3.183), Đồng Nai (623), Tiền Giang (459), Long An (388), Bà Rịa - Vũng Tàu (154), Đà Nẵng (152), Đắk Lắk (128), Khánh Hòa (125), Nghệ An (111), Đồng Tháp (100), Cần Thơ (85), An Giang (75), Bến Tre (65), Kiên Giang (57), Phú Yên (43), Hà Nội (40), Bình Thuận (36), Trà Vinh (34), Sơn La (21), Bình Định (19), Tây Ninh (17), Thừa Thiên Huế (17), Bình Phước (13), Vĩnh Long (10), Bắc Giang (9), Quảng Nam (8 ), Đắk Nông (7), Ninh Bình (6), Quảng Bình (6), Gia Lai (5), Bạc Liêu (5), Hà Tĩnh (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (2), Thanh Hóa (1), Hà Nam (1), Lâm Đồng (1), Cà Mau (1) trong đó có 6.021 ca trong cộng đồng.

- Ngày 23/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa đăng ký bổ sung 117 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.

- Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 942 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 58 ca, Bình Dương giảm 612 ca, Đồng Nai giảm 226 ca, Tiền Giang giảm 250 ca, Long An tăng 23 ca.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 358.456 ca nhiễm, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.646 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 354.355 ca, trong đó có 151.838 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 08/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái, Hà Giang.

+ Có 02 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (180.245), Bình Dương (73.425), Đồng Nai (18.311), Long An (18.193), Tiền Giang (7.743).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

- 6.945 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 23/8 nâng tổng số ca COVID-19 được điều trị khỏi: 154.612 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 711 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 26 ca.

- Ngày 23/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 389 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (340), Bình Dương (34), Long An (6), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Cần Thơ (1), Bà Rịa ), Vũng Tàu (1).

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 23/8 là 8.666 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 269.928 xét nghiệm cho 539.008 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.450.525 mẫu cho 27.763.959 lượt người.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến 18h30 ngày 23/8

- Cả thế giới có 212.699.822 ca nhiễm, trong đó 190.321.489 khỏi bệnh; 4.446.840 tử vong và 17.931.493 đang điều trị (111.630 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 139.713 ca, tử vong tăng 2.864 ca.

- Châu Âu tăng 23.516 ca; Bắc Mỹ tăng 7.779 ca; Nam Mỹ tăng 249 ca; châu Á tăng 104.922 ca; châu Phi tăng 1.726 ca; châu Đại Dương tăng 1.521 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 63.848 ca, trong đó: Indonesia tăng 9.604 ca, Malaysia tăng 17.672 ca, Thái Lan tăng 17.491 ca, Philippines tăng 18.332 ca, Campuchia tăng 410 ca, Lào tăng 152 ca, Đông Timor tăng 187 ca.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 22/8 có 298.376 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 17.364.569 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.530.221 liều, tiêm mũi 2 là 1.834.348 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Bộ Y tế tiếp nhận 501.600 liều vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca do Chính phủ Ba Lan tặng Việt Nam.

- Ngày 22/8, Sở Y tế TP. HCM đã ban hành Công văn khẩn số 5897/SYT-NVY về hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn phường, xã, thị trấn trong thời gian giãn cách xã hội.

- Ngày 22/8, một số quận, huyện ở TP.HCM đã bắt đầu thực hiện thí điểm cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 (test nhanh COVID-19) tại nhà.

- Theo kế hoạch, có khoảng 400 trạm sẽ được thành lập và đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh trước ngày 24/8/2021 (giai đoạn 1) và trước ngày 27/8/2021 (giai đoạn 2). Dự kiến mỗi trạm y tế lưu động quản lý và chăm sóc từ 50 đến 100 người F0.

- Tỉnh Long An triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động tại 5 địa phương tại các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước và thành phố Tân An.

Xem thêm

Tối 21/8: Thêm 11.321 ca COVID-19

Tối 21/8: Thêm 11.321 ca COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 tối 21/8 của Bộ Y tế cho biết có 11.321 ca mắc mới COVID-19, Bình Dương tiếp tục là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với 4.505 ca. Trong ngày có 7.272 bệnh nhân được công bố khỏi.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…