Tổng bí thư: “Chống tham nhũng đến cùng”

“Lương đang quá thấp, cần phải tăng nhưng đừng tạo khuyến khích ngược”; “Chống tham nhũng đến cùng, không bỏ dở giữa chừng”; “Phải giao quyền tự quyết nhiều hơn cho các đặc khu”... là một số phát ngôn
Tổng bí thư: “Chống tham nhũng đến cùng”

“Lương đang quá thấp, cần phải tăng nhưng đừng tạo khuyến khích ngược”

Cải cách chính sách không đơn thuần chỉ là việc điều chỉnh lương tưởng thưởng về mặt con số, mà còn là cải cách cả về môi trường làm việc cũng như tư duy của cán bộ công chức làm việc trong khu vực công.

Trao đổi với PV, TS. Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, khẳng định: “Cải cách chính sách tiền lương không phải là việc cần phải làm, mà là việc buộc phải làm. Lương hiện tại ở Việt Nam là quá thấp. Cần phải tăng”.

Nhưng chuyên gia cũng khuyến cáo: Cải cách chính sách tiền lương, tăng lương cho cán bộ viên chức có thể gây ra hiệu ứng “khuyến khích ngược” với một quốc gia có bộ máy hành chính công cồng kềnh như Việt Nam. (Xem tiếp)

Tổng bí thư: “Chống tham nhũng đến cùng, không bỏ dở giữa chừng”

Sáng 13/5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội) để chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội sẽ khai mạc ngày 21/5.

Giải đáp ý kiến của cử tri về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Tổng bí thư chia sẻ lần tiếp xúc nào cũng nhận được đóng góp của người dân về lĩnh vực này.

"Nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thì cuộc đấu tranh này không thành công. Vừa qua, sở dĩ các cơ quan chức năng làm được nhiều việc như vậy là có sự đồng thuận rất lớn từ xã hội", ông nói. (Xem tiếp)

“Lương tại Việt Nam đang tăng nhanh hơn năng suất lao động”

Sáng 8/5, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Friedrich Naumann Foundation Việt Nam đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2018.

Báo cáo năm nay tập trung vào chủ đề "Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất", trong đó phân tích rõ năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, với quan điểm cho rằng cần phải hiểu rõ thị trường lao động để lý giải chất lượng nguồn nhân lực và tiến trình năng suất tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng: "Lương tại Việt Nam đang tăng nhanh hơn năng suất lao động". Cụ thể, tỷ lệ lương tối thiểu trên năng suất lao động tăng nhanh từ 25% năm 2007 lên 50% năm 2015.

“Phải giao quyền tự quyết nhiều hơn cho các đặc khu”

Tôi đã tiếp cận các chính sách ưu đãi của Chính phủ về thuế, thời gian sử dụng đất và các chính sách khác. Tôi cho rằng với chính sách như vậy sẽ thu hút tốt các nhà đầu tư.

Hiện nay, mình chủ yếu muốn thu hút các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư chiến lược thì mới hy vọng các đặc khu phát triển được. Bởi những nhà đầu tư có vốn lớn thì người ta có tư duy, kinh nghiệm, tiềm lực về tài chính. Còn với những chính sách ấy mà các nhà đầu tư chiến lược không mặn mà thì không thành công. 

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...