Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2023 qua các con số

8 tháng năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều một số chuyển biến tích cực, nhiều hạng mục có mức tăng vượt trội như vốn FDI, khách quốc tế. Tuy nhiên, vẫn có những chỉ số giảm, đáng kể đến là xuất khẩu…

Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm

Chỉ-số-sản-xuất-công-nghiệp-của-Việt-Nam-trong-8-tháng-năm-2023.jpg
Một-số-sản-phẩm-công-nghiệp-tăng-cao-trong-8-tháng-đầu-năm-2023.jpg
Một-số-sản-phẩm-công-nghiệp-giảm-trong-8-tháng-đầu-năm-2023.jpg

8 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 0,4%, trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 0,6% (cùng kỳ năm 2022 tăng 10,1%), làm giảm 0,3 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,7%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 2,5%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm.

Chỉ số CPI và tổng mức bán lẻ đều tăng

chỉ-số-CPI-của-Việt-Nam-8-tháng-đầu-năm-2022.jpg

Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), bình quân 8 tháng năm 2023, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,57%.

Trong tháng 8/2023, giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính làm cho CPI tăng 0,88% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 8 tăng 2,02% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,96%.

Tổng-mức-bán-lẻ-hàng-hóa-và-doanh-thu-dịch-vụ-tiêu-dùng-trong-8-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2023 ước đạt 3.175,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,5% tổng mức và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 7,4%).

Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm 2023 ước đạt 436,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng mức và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng năm 2023 ước đạt 22,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Còn doanh thu dịch vụ khác 8 tháng năm 2023 ước đạt 409,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu giảm 10%

Kinh-ngạch-xuất-khẩu-một-số-mặt-hàng-8-tháng-đầu-năm-2023.jpg
Kim-ngạch-nhập-khẩu-một-số-mặt-hàng-8-táng-đầu-năm-2023.jpg
Các-thị-trường-xuất-khẩu,-nhập-khẩu-lớn-nhất-của-Việt-Nam-trong-năm-2020.jpg

8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 435,23 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10%; nhập khẩu giảm 16,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD.

Các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam, đứng đầu là Trung Quốc, thứ hai là Hoa Kỳ, tiếp đó là ASEAN, Hàn Quốc, EU và Nhật Bản.

Theo đó, một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn bao gồm điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; dệt may; giày dép; phương tiện vận tải và phụ tùng.

Một số mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn bao gồm điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; vải; sắt thép; chất dẻo; xăng dầu; điện thoại và linh kiện; than đá.

Thu ngân sách Nhà nước giảm, chi ngân sách Nhà nước tăng

Thu-ngân-sách-nhà-nước-8-THÁNG-ĐẦU-năm-2023.jpg
Chi-ngân-sách-nhà-nước-8-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Về thu, chi ngân sách Nhà nước, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2023 ước đạt 1.124,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán năm và giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu nội địa là 931 nghìn tỷ đồng; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu là 153,6 nghìn tỷ đồng; thu từ dầu thô 39,7 nghìn tỷ đồng và thu khác là 0,2 nghìn tỷ đồng.

Còn chi ngân sách Nhà nước ước đạt 1.081,2 nghìn tỷ đồng, bằng 52,1% dự toán năm và tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, chi thường xuyên là 715,9 nghìn tỷ đồng; chi đầu tư phát triển 297,7 nghìn tỷ đồng; chi trả nợ lãi là 65,9 nghìn tỷ đồng; chi khác là 1,7 nghìn tỷ đồng.

Hơn 103 nghìn doanh nghiệp được thành lập

Tình-hình-thành-lập-doanh-nghiệp-trong-8-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Đối với tình hình thành lập doanh nghiệp, tính chung 8 tháng năm 2023, cả nước có gần 103,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 969,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký 668,8 nghìn lao động, tăng 2,3% về số doanh nghiệp, giảm 14,7% về vốn đăng ký và giảm 3,9% về số lao động so với cùng kỳ năm trước

8 tháng năm 2023, có 71,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước; 41,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 26,7%; 11,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,2%. Bình quân một tháng có 15,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Vận tải hàng hoá và khách quốc tế đến Việt Nam tăng

Tình-hình-vận-tải-hàng-hóa-trong-8-tháng-đầu-năm-2023.jpg

Tính chung 8 tháng năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 1.497 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 316,9 tỷ tấn.km, tăng 13,4%. Trong đó, vận tải trong nước ước đạt 1.467,7 triệu tấn vận chuyển, tăng 15,4% và 200 tỷ tấn.km luân chuyển, tăng 18,8%; vận tải ngoài nước ước đạt 29,3 triệu tấn vận chuyển, tăng 2,3% và 116,9 tỷ tấn.km luân chuyển, tăng 5,1%.

Xét theo ngành vận tải, hầu hết các ngành đường 8 tháng năm 2023 có tốc độ tăng tích cực so với cùng kỳ năm trước do vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước tăng. Riêng vận tải đường sắt tiếp tục giảm mạnh do các đơn hàng xuất, nhập khẩu giảm và phải cạnh tranh với vận tải đường thủy khi chi phí cao hơn.

Khách-quốc-tế-đến-việt-nam-trong-8-tháng-đầu-năm-2023-phân-theo-phương-tiện-đến.jpg
Khách-quốc-tế-đến-việt-nam-8-tháng-đầu-năm-2023-phân-theo-vị-trí-địa-lý.jpg

Tính chung 8 tháng năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 7,8 triệu lượt người, gấp 5,4 lần cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 69,2% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Trong tổng số hơn 7,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 8 tháng năm 2023, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 6,9 triệu lượt người, chiếm 87,6% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 5,4 lần cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 909,7 nghìn lượt người, chiếm 11,6% và gấp 5,4 lần; bằng đường biển đạt 59,7 nghìn lượt người, chiếm 0,8% và gấp 154,2 lần.

Vốn FDI đăng ký cấp mới tăng 39,7%

Địa-phương-thu-hút-vốn-FDI-đăng-ký-cấp-mới-trong-8-THANG-ĐẦU-năm-2023.jpg

Vốn đăng ký cấp mới có 1.924 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 8,87 tỷ USD, tăng 69,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 39,7% về số vốn đăng ký.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 7,55 tỷ USD, chiếm 85,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 472,4 triệu USD, chiếm 5,3%; các ngành còn lại đạt 851,8 triệu USD, chiếm 9,6%.

7 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI đăng ký cấp mới là Bắc Giang; Bắc Ninh; Nghệ An; Quảng Ninh; Bình Phước; Long An và Hải Phòng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam lên 7%

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam lên 7%

Với diễn biến bất ngờ tích cực trong quý 3, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 7% từ mức dự báo trước đó là 6,5%. Đây là mức dự báo tăng trưởng cao nhất một tổ chức tài chính quốc tế đưa ra với nền kinh tế Việt Nam năm nay...

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa

Bitexco khẳng định 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan SCB, đề nghị tòa không thu hồi.

Bitexco cho biết 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan đến SCB hay phát hành trái phiếu. Việc bà Lan bị bắt khiến công ty chịu thiệt hại hơn 12.000 tỷ đồng. Bitexco yêu cầu tòa án giải tỏa các lệnh phong tỏa và ngăn chặn tài khoản để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát triển...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ