TP. HCM muốn đẩy nhanh dự án cầu Thủ Thiêm 4 gần 5.300 tỷ đồng

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 được UBND TP. HCM phê chuyệt chủ trương xây dựng từ năm 2016, tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng).
TP. HCM muốn đẩy nhanh dự án cầu Thủ Thiêm 4 gần 5.300 tỷ đồng

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. HCM vừa đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM và đơn vị tư vấn phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện phương án đầu tư dự án cầu Thủ Thiêm 4.

Trong đó, Sở GTVT TP. HCM yêu cầu bổ sung các phương án kỹ thuật và tổ chức giao thông phía quận 7, phạm vi giải phóng mặt bằng (phạm vi ảnh hưởng đến cảng Tân Thuận khi triển khai thực hiện dự án cầu Thủ Thiêm 4). Từ đó, phân tích kỹ các ưu điểm, nhược điểm của các phương án để đề xuất, kiến nghị chọn phương án đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 phù hợp, hiệu quả.

Bên cạnh đó, để có mặt bằng thi công dự án cầu Thủ Thiêm 4, Sở GTVT TP. HCM cho biết sẽ có văn bản đề nghị Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND quận 7, Công ty CP Cảng Sài Gòn cung cấp thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại khu vực cảng Tân Thuận, thời gian thuê đất của các đơn vị tại các cảng trên sông Sài Gòn phía quận 7, lộ trình di dời cảng trên sông Sài Gòn về cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Đây là cơ sở để Sở GTVT TP. HCM trình UBND TP. HCM phương án di dời cảng Tân Thuận phía quận 7; chuẩn bị các hồ sơ pháp lý liên quan về thời gian thuê đất của các đơn vị tại cảng Tân Thuận, lộ trình di dời các cảng trên sông Sài Gòn, các quy hoạch có liên quan đến dự án...

Đồng thời, báo cáo, đề xuất UBND TP. HCM họp với Bộ GTVT, Công ty CP Cảng Sài Gòn để thống nhất phương án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 và lộ trình di dời các cảng Tân Thuận phía quận 7.

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 được phê duyệt chủ trương xây dựng vào năm 2016 với tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng).

Công trình bắt đầu từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư. Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, rồi nối với Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4.

Cầu Thủ Thiêm 4 dài gần 2,2 km, rộng 28 m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành; tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7; tĩnh không thông thuyền 80x10 m; vận tốc thiết kế 60 km/h.

Dự án này được kỳ vọng góp phần giảm ùn tắc giao thông từ khu Nam TP. HCM về trung tâm, đồng thời giúp Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Thực tế, nhiều năm qua dự án này vẫn “bất động” do chờ xác định phương án đầu tư mới. Bởi công trình trước đó dự tính thực hiện theo hợp đồng BT nhưng sau khi hình thức này bị loại bỏ trong Luật PPP nên phải điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Sở GTVT TP. HCM dự kiến triển khai dự án cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Theo kế hoạch, công trình dự kiến thực hiện giai đoạn 2024 - 2028.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...