TP. HCM sắp xếp bộ máy 128 phường, xã không đạt tiêu chí

Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Trương Văn Lắm cho hay, theo khảo sát của Sở, TP. HCM có 13/24 đơn vị hành chính cấp quận - huyện và 128 đơn vị hành chính cấp phường - xã không đạt tiêu chí theo quy định của
TP. HCM sắp xếp bộ máy 128 phường, xã không đạt tiêu chí

Giám đốc Sở Nội vụ TP Trương Văn Lắm

Theo đó, TP. HCM sẽ sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập của từng ngành, lĩnh vực, cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả. Dự kiến, việc sắp xếp phải hoàn tất cuối năm 2019 để chuẩn bị cho nhiệm kỳ tới.

Cùng với việc sắp xếp lại bộ máy, TP. HCM đã lên phương án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Theo đề xuất của Sở Nội vụ, từ năm 2018 đến năm 2021, TP. HCM sẽ giảm từ 1,5% đến 2% biên chế công chức và số lượng người làm việc được giao. Cụ thể, năm 2018 biên chế công chức dự kiến là 11.210 người. Ðến năm 2021, dự kiến biên chế công chức TP. HCM giảm còn 10.430 người. Trung bình mỗi năm, TP. HCM sẽ giảm từ 260 - 693 công chức so với năm trước.

Ðối với khối sự nghiệp, TP. HCM dự kiến giảm 1,5% biên chế. Theo đó, năm 2018 lượng người làm việc khối sự nghiệp dự kiến là 119.976 người. Ðến năm 2021, TP. HCM sẽ giảm còn 114.576 người. Bình quân mỗi năm, TP. HCM sẽ tinh giản 1.800 người thuộc khối sự nghiệp so với năm trước.

Chuẩn bị cho việc sáp nhập, mới đây, Cục Thuế TP. HCM đã quyết định tạm ngừng việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo từ cấp phòng trở lên. Các vị trí lãnh đạo bị khuyết sẽ điều động từ các đơn vị khác. Theo Cục trưởng Cục thuế TP. HCM Trần Ngọc Tâm, việc tạm ngưng là theo chỉ đạo của Tổng Cục Thuế vì khi sáp nhập các chi cục thuế sẽ dẫn đến dôi dư cán bộ lãnh đạo.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...