TP.HCM: Cưỡng chế tháo dỡ, xử lý hành vi lấn chiếm trái phép hành lang bờ sông

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đề nghị Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng phối hợp xử lý, cưỡng chế tháo dỡ đối với những trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ biển.
TP.HCM: Cưỡng chế tháo dỡ, xử lý hành vi lấn chiếm trái phép hành lang bờ sông

Cụ thể, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đề nghị Sở Giao thông Vận tải thành phố chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan quản lý chặt chẽ việc xây dựng các bến thủy nội địa, cảng thủy nội địa, yêu cầu các chủ bến, bãi cam kết thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn bờ sông, bờ biển, tránh gây sạt lở do việc lưu thông và neo đậu của các phương tiện vận chuyển vật liệu.

Rà soát, quy hoạch các bến thủy nội địa, bãi tập kết kinh doanh vật liệu. Kịp thời phát hiện và phối hợp UBND các địa phương xử lý, cưỡng chế tháo dỡ ngay đối với những trường hợp vi phạm, lấn chiếm trái phép hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ biển.

Đặc biệt, Sở Xây dựng cần chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở tăng cường kiểm tra và phối hợp với UBND các địa phương kiên quyết xử lý các trường hợp xây dựng lấn chiếm không phép, trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM cũng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Công an thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các địa phương tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát lòng sông trên địa bàn trái phép, không phép, nhất là các điểm nóng trên tuyến sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và ven biển huyện Cần Giờ.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án kè chống sạt lở trong thời gian ngắn nhất để các chủ đầu tư có mặt bằng phục vụ thi công hoàn thành dứt điểm các dự án kè chống sạt lở bờ sông bảo vệ an toàn khu dân cư.

Ngoài ra, cũng liên quan đến vấn đề hành lang an toàn bờ sông, bờ biển, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đề nghị UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện: quận 7, 8, 12, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi tiến hành kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn báo cáo về Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố để phối hợp các đơn vị liên quan lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phân loại mức độ sạt lở, công bố danh mục sạt lở năm 2021 và sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở.

Cùng với đó, chỉ đạo các phường, xã, thị trấn, đơn vị trực thuộc thông báo thường xuyên và liên tục các vị trí bờ sông, bờ biển có nguy cơ sạt lở để người dân biết và chủ động di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...