TP.HCM thu hút 1,02 tỷ USD vốn FDI mới trong 2 tháng đầu năm

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, tính chung vốn thu hút dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút qua góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các DN trong nước đạ
TP.HCM thu hút 1,02 tỷ USD vốn FDI mới trong 2 tháng đầu năm

Các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 165 dự án. Trong đó, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp thành phố cấp 2 dự án; Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp 66 dự án. với tổng vốn đầu tư đạt 96,69 triệu USD (tăng 29% số dự án cấp mới và bằng 45,4% vốn đầu tư so với cùng kỳ).

Trong đó, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nhiều nhất (51%); tiếp theo Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác là chiếm 34,6%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 5,7%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 3,4%; Thông tin và truyền thông chiếm 2,2%.

Dòng vốn FDI chủ yếu đến từ Hàn Quốc có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,2%); tiếp theo là Singapore chiếm 15,8%; Nhật Bản chiếm 15%; Vương quốc Anh chiếm 7,3%; Hoa Kỳ chiếm 4,8%.

Cũng trong 2 tháng đầu năm, TP.HCM có 31 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 31,06 triệu USD (tăng 19,2% số dự án điều chỉnh và tăng gấp 5,7 lần vốn đầu tư so với cùng kỳ).

Thành phố cũng chấp thuận cho 554 trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 894,14 triệu USD (so với cùng kỳ, tăng 28% về số trường hợp và tăng 2,2% về vốn đầu tư).

Cụ thể, dòng vốn rót chủ yếu vào hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nhiều nhất (22,1%); tiếp theo là Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 21,1%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 17,2%; Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 13,5%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội chiếm 13,2%.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...