TPHCM: Tối thiểu 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa vay được vốn từ TCTD

Mục tiêu của TP. HCM là đến năm 2025, có ít nhất 50% số doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng.
TPHCM: Tối thiểu 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa vay được vốn từ TCTD

Theo kế hoạch về thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố, đến năm 2025, mục tiêu phải đạt được là có tối thiểu 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng.

Dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng tại địa bàn đạt 7%. Doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP là 3,5%. Ít nhất 70% người trưởng thành có thông tin về lịch sử tín dụng trong hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra, sẽ có ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030.

Cũng đến năm 2025, ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính. Ít nhất 25% - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng. Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% - 25% hàng năm.

TP.HCM đặt ra mục tiêu phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức được cấp phép cung ứng để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng của những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

Xem thêm

Vay vốn ngân hàng: Còn vướng nhiều thủ tục

Vay vốn ngân hàng: Còn vướng nhiều thủ tục

Theo quy trình, khi nhận đủ hồ sơ đến khi khách hàng nhận quyết định cấp tín dụng chỉ còn trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Thế nhưng, thực tế, quá trình vay vốn vẫn còn chậm do vướng nhiều thủ tục liên qua

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.