Tràn lan hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở TP.HCM

Tiến hành kiểm tra 15 vụ việc thì lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện 11 vụ việc vi phạm về hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ...

Đáng nói, những sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đều đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, từ quần áo, đồng hồ cho đến các sản phẩm điện tử như Nike, Adidas, Dior, Chanel, Louis Vuitton, Burberry, Rolex.

Chiều 11/3, thông tin với báo chí Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong ngày 10/3/2023, các Đội Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra 15 vụ, trong đó có 11 vụ kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu, 4 vụ vi phạm về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, hóa đơn, chứng từ và niêm yết giá.

Cụ thể, tại khu vực một số quận trung tâm thành phố, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra một Hộ kinh doanh trên đường Trương Định, phường 9, quận 3, phát hiện tại đây đang kinh doanh nhiều sản phẩm mắt kính có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel, Porsche Design, Dior, Bvlgari, Burberry.

Tại quận Phú Nhuận, Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra Hộ kinh doanh Watch Me.VN phát hiện tại đây đang kinh doanh nhiều sản phẩm đồng hồ đeo tay có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Daniel Wellington.

Ngoài sản phẩm thời trang, Đội Quản lý thị trường số 4 còn phát hiện rất  nhiều máy hút thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ tại Hộ kinh doanh TOC-V-N, tại quận 1.

Tại quận 7, Đội Quản lý thị trường số 3 đã tiến hành kiểm tra một số điểm kinh doanh, phát hiện 4 điểm có dấu hiệu vi phạm. Trong đó, một điểm kinh doanh tại phường Tân Thuận Đông lực lượng chức năng phát hiện tại đây đang kinh doanh nhiều sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Adidas. Tại Hộ kinh doanh giày dép Đức Huy III cũng trên địa bàn phường này, lực lượng chức năng phát hiện tại đây đang kinh doanh sản phẩm dép có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike.

Cũng tại quận 7, Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra Hộ kinh doanh MTL STORE trên địa bàn phường Tân Kiểng, phát hiện tại đây đang kinh doanh nhiều sản phẩm túi xách, bóp, ví có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel, Louis Vuitton. Tiếp tục kiểm tra Hộ kinh doanh My Nail trên địa bàn phường này Đội Quản lý thị trường số 3 phát hiện tại đây đang kinh doanh hàng chục đơn vị sản phẩm sơn móng tay, phụ kiện dán móng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel, Burberry, Louis Vuitton.

Tràn lan hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở TP. Hồ Chí Minh
Tràn lan hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở TP. Hồ Chí Minh

Trong khi đó ở địa bàn quận 12, Đội Quản lý thị trường số 12 khi kiểm tra điểm kinh doanh, chứa trữ trên đường Lê Thị Riêng, phường Thới An đã phát hiện tại đây đang kinh doanh hàng nghìn đơn vị sản phẩm thiết bị điện không có hóa đơn, chứng từ…

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh thông tin, tổng hợp các vụ việc kể trên, lực lượng quản lý thị trường đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm, đồng thời tạm giữ 3.508 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm các loại, trong đó có 598 đơn vị sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam để tiếp tục thẩm tra, xác minh và xử lý theo quy định pháp luật.

Cũng tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh thời điểm cuối năm 2022 dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP. HCM chia thành nhiều tổ công tác, đồng loạt kiểm tra nhiều cửa hàng kinh doanh thiết bị, phụ kiện âm thanh xe hơi tại đường An Dương Vương, phường 4, quận 5.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận rất nhiều sản phẩm là phụ tùng, linh kiện, đồ trang trí ô tô được đựng trong túi ni lông, thùng giấy với nhiều mẫu mã, thương hiệu khác nhau. Ngoài việc phát hiện hàng hóa được bày bán, lực lượng chức năng còn có rất nhiều hàng hóa được lưu trữ trong kho của các cửa hàng. Tại thời điểm làm việc, các chủ cửa hàng chưa xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Sau quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng nhận định nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và các mặt hàng có dấu hiệu đã qua sử dụng.

Việc kiểm tra nhằm kịp thời xử lý vi phạm triệt để, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá được Nhà nước bảo hộ và tránh vi phạm các quy tắc, các quy ước về công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đặc biệt, đảm bảo an ninh thị trường những ngày cận Tết.

Tại khu vực chợ Tân Thành, lực lượng chức năng kiểm tra 12 cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy. Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận hàng nghìn phụ kiện, đồ trang trí xe máy đựng trong thùng giấy, giỏ nhựa và treo trên giá. Đoàn kiểm tra đang yêu cầu chủ cửa hàng xuất trình giấy phép kinh doanh, hóa đơn chứng từ của tất cả phụ kiện, đồ trang trí xe máy được bày bán, cất giữ tại các địa điểm này.

Hiện nay pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Điều này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp.

Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Về xử phạt hành chính hành, theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000, tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật.

Trong khi đó, Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể, trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) - tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…