Triệt phá cơ sở sản xuất phân bón giả của Công ty Voi Con Đà Lạt

Ngày 13/9, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng vừa phát hiện và triệt phá cơ sở sản xuất phân bón giả của Công ty TNHH Voi Con Đà Lạt, tại huyện Đức Trọng.

Thông tin từ Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lâm Đồng cho biết, vào thời gian trên Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh phối hợp với Công an huyện Đức Trọng và Đội quản lý thị trường (QLTT) số 2 - Cục QLTt tỉnh Lâm Đồng kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH Voi Con Đà Lạt tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Cơ sở này do ông Lê Văn Quang làm chủ.

Lực lượng chức năng triệt phá cơ sở sản xuất phân bón giả của Công ty Voi Con Đà Lạt
Lực lượng chức năng triệt phá cơ sở sản xuất phân bón giả của Công ty Voi Con Đà Lạt

Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện ông Quang đang thực hiện sang chiết phân bón nhãn hiệu có xuất xứ từ Trung Quốc để đóng vào bao có nhãn hiệu “Suluble Humic Acid Powder” xuất xứ Mỹ.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Quang khai nhận mua phân bón của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Hải Bình. Sau đó đóng gói vào các bao bì giả nhãn mác xuất xứ rồi phân phối cho các cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn.

Trước hành vi trên, Cơ quan công an đã lập biên bản niêm phong, thu giữ nhiều bao phân bón Hải Binh, cùng các loại máy móc sang chiết, đóng gói tại kho hàng trên, đồng thời thu hồi gần 1 tấn phân bón đã được Công ty TNHH Voi Con Đà Lạt đã đóng gói, phân phối cho các đại lý.

Xem thêm

Vừa hết "án phạt" Công ty Trang Điền lại vi phạm về sản xuất phân bón

Vừa hết "án phạt" Công ty Trang Điền lại vi phạm về sản xuất phân bón

Vừa kết thúc quá trình đình chỉ hoạt động sản xuất phân bón, Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền lại "dính" ngay phải 2 lỗi là kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó và sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.