Trịnh Xuân Thanh có đang ở 'thiên đường' của những đại gia trốn truy nã?

Hầu hết những tội phạm kinh tế bị truy nã thường tìm cách chạy đến những quốc gia có ít quan hệ hợp tác dẫn độ tội phạm với nước đang truy tố họ. Truy nã quốc tế bị can Trịnh Xuân Thanh Khôn
Trịnh Xuân Thanh có đang ở 'thiên đường' của những đại gia trốn truy nã?

Hầu hết những tội phạm kinh tế bị truy nã thường tìm cách chạy đến những quốc gia có ít quan hệ hợp tác dẫn độ tội phạm với nước đang truy tố họ.

Forbes - tạp chí nổi tiếng thế giới về doanh nhân - từng điểm mặt những nhân vật giàu có, đình đám phạm tội đang lẩn trốn tại nước ngoài. Theo đó, những nước được các đại gia này chọn làm “bãi đáp” cũng khá đa dạng, trải rộng trên khắp thế giới.Canada, Thụy Sĩ, Cuba hay Mỹ... đều được xem là thiên đường cho các tội phạm kinh tế trốn truy nã. Trong số này, Thụy Sĩ vẫn được đánh giá như một “điểm đến truyền thống” cho giới tội phạm đại gia, do các chênh lệch về hệ thống luật pháp khiến việc dẫn độ tội phạm Mỹ về Thụy Sĩ khá phức tạp. Đây cũng từng là chọn lựa của doanh nhân Marc Rich.
Huyền thoại đầu tư hàng hóa Marc Rich từng là tội phạm bị truy nã gắt gao nhất lịch sử nước Mỹ suốt 17 năm.Marc Rich là một thương nhân người Mỹ. Ông là người sáng lập ra thị trường giao dịch dầu thô tại chỗ. Ông cũng là người sáng lập tập đoàn kinh doanh hàng hóa Glencore Xstrata tại Thụy Sĩ.Marc Rich từng là tội phạm bị truy nã gắt gao nhất lịch sử nước Mỹ suốt 17 năm. Ông trốn sang Thụy Sĩ trước khi bị tố cáo vào năm 1983 với trên 50 tội danh như gian lận, buôn bán với Iran không tuân theo lệnh cấm vận và trốn hơn 48 triệu USD thuế thu nhập.Sau khi bị công tố viên liên bang Mỹ kêu án nhiều năm tù vì tội trốn thuế và kinh doanh bất hợp pháp với Iran, doanh nhân này đã ở lại Thụy Sĩ vì những hạn chế trong các hiệp ước dẫn độ giữa nước này với Mỹ có thể giúp ông không phải chịu án. Cứ như thế, ông Rich ung dung sinh sống tại Thụy Sĩ đến năm 2001, sau khi được Tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton ra lệnh ân xá. Ông Marc Rich đã qua đời vào tháng 6/2013.Chẳng lý tưởng như châu Âu nhưng nhiều quốc gia Mỹ La Tinh, Nam Mỹ hay châu Phi vẫn có thể là địa điểm trú ngụ cho giới tội phạm giàu có. Trong số các đại gia tìm đến Mỹ La Tinh để nương náu, doanh nhân Robert Vesco (Mỹ) là nhân vật gây nhiều ấn tượng khi tìm cách mua một hòn đảo riêng để thiết lập quốc gia tự trị, theo tờ The New York Times.Đầu thập niên 1970, ông trốn sang Costa Rica để tránh cáo buộc lừa đảo các nhà đầu tư số tiền 240 triệu USD - vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử. Vesco sau đó "lưu lạc" đến Bahamas và rồi quốc đảo Antigua và Barbuda ở vùng Caribe trước khi "an cư lạc nghiệp" ở Cuba với tư cách người tị nạn nhân đạo. Cuba lúc này vẫn chưa bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, đừng nói gì hiệp ước dẫn độ.
Robert Vesco trốn qua Cuba từ năm 1971 để trốn lệnh truy nã ở Mỹ. Vesco mất năm 2008 ở Cuba vì ung thư phổi.Tuy nhiên, nỗ lực trên của ông Vesco đã thất bại. Sau gần 1/4 thế kỷ trốn chạy khỏi nước Mỹ, Vesco cuối cùng vẫn vướng vòng lao lý tại Cuba. Ông bị tuyên án 20 tù, cũng với tội danh lừa đảo tài chính vào năm 1996 trước khi mất năm 2008 tại Cuba.Tờ Wall Street Journal cho biết các quan chức có chức vụ càng cao thì càng ưa thích địa điểm “hạ cánh” là các nước phương Tây. Những quốc gia như Mỹ, Úc, Canada và Hà Lan là những điểm đến hàng đầu của những quan tham Trung Quốc. Trung Quốc hiện có hiệp định dẫn độ với 38 quốc gia nhưng lại không bao gồm bốn nước trên.Vào năm 2011, một bản báo cáo mật dài 67 trang của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bị rò rỉ gây chấn động báo giới nước này. Tài liệu này chỉ ra các địa điểm “hạ cánh” ưa thích của các quan tham Trung Quốc và cách thức mà họ chuyển tiền ra nước ngoài.Theo bản báo cáo này, có gần 18.000 quan chức tham nhũng của chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã bỏ trốn ra nước ngoài và “mất tích” kể từ giữa những năm 1990. Bản báo cáo này ước đoán đã có gần 123 tỷ USD, tương đương gần 2% GDP Trung Quốc trong năm 2010, đã bị các quan tham chuyển ra nước ngoài.Nhiều người tin rằng số tiền tham nhũng tại Trung Quốc bị tuồn ra nước ngoài thậm chí còn nhiều hơn thế. Theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch Tài chính Toàn cầu, có đến 2,83 nghìn tỷ USD tài sản bất chính đã bị chuyển ra khỏi Trung Quốc từ năm 2005 đến 2011.
Các nghi phạm tham nhũng lẩn trốn tại Indonesia bị dẫn độ về Trung Quốc. Cựu Cục trưởng Cục Vận tải Trung Quốc Trương Thự Quang từng bị phát hiện sở hữu một căn hộ trị giá 840.000 USD (17 tỷ đồng) tại Los Angeles (Mỹ), theo tờ The Detroit Free Press. Mọi việc chỉ vỡ lở sau nhiều tháng chính quyền Trung Quốc điều tra về tham nhũng trong ngành đường sắt nước này dẫn đến thất thoát, gây nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng.Khi cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh - Bạc Hy Lai bị cách chức, nhiều thông tin cho rằng vợ của ông đã sớm chuyển hơn 1 tỷ USD tài sản sang Singapore và Anh để làm “đường hậu”. Việc mua nhà, chuyển tài sản sang nước ngoài để lo sẵn đường thoát thân là cách thức mà nhiều quan chức Trung Quốc chọn lựa.Liên quan đến việc truy nã quốc tế bị can Trịnh Xuân Thanh -  nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (Tổng công ty PVC) trong vụ thất thoát gần 3.300 tỷ đồng, Thiếu tướng Trần Thế Quân thừa nhận sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh nếu thông tin bị can này bỏ trốn sang Đức là đúng vì việc dẫn độ về nước khá phức tạp do Việt Nam và Đức chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp.Theo Thiếu tướng Quân, để dẫn độ tội phạm đang trốn ở nước ngoài về xử lý, trước hết quốc gia đó phải ký Hiệp định tương trợ tư pháp với quốc gia được đề nghị dẫn độ. Trong trường hợp chưa ký kết thì có thể theo điều ước đa phương về dẫn độ tội phạm mà hai nước cùng tham gia. Quốc gia này muốn dẫn độ tội phạm đang trốn ở quốc gia kia về xử lý thì phải theo một điều ước quốc tế mà hai bên là thành viên.
Nghi can Trịnh Xuân Thanh đang bị phát lệnh truy nã quốc tế. Giả sử ông Trịnh Xuân Thanh có thể trốn sang Đức, Canada hoặc một vài quốc gia khác không tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, Thiếu tướng Quân cho rằng việc xử lý không hề đơn giản. Quá trình đàm phán về dẫn độ cũng phức tạp, lâu dài. Trong trường hợp đó sẽ có thể vận dụng quan hệ ngoại giao giữa hai nước trên cơ sở thương lượng cụ thể.Cũng theo ông Quân, trong thực tiễn, khi chưa có hiệp định về dẫn độ ở dạng song phương hay đa phương, có thể thực hiện việc dẫn độ theo nguyên tắc “có đi có lại” giữa hai quốc gia.Đối với một số quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định Tương trợ tư pháp về dẫn độ tội phạm như: Hàn Quốc, Nga, Ba Lan, Lào… thì Việt Nam sẽ phối hợp để dẫn độ ông Thanh về nước.Còn với các quốc gia khác như Mỹ, Canada, Úc, phần lớn các nước Mỹ La Tinh, châu Phi, Tây Á, thì Việt Nam chưa ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về dẫn độ tội phạm, do đó việc chuyển giao ông Thanh về nước sẽ khó khăn hơn.Trong khi đó, thượng tá Đào Anh Tuấn (Phó trưởng phòng cảnh sát truy nã tội phạm, Công an Hà Nội) cho biết, với trường hợp Trịnh Xuân Thanh, lệnh truy nã quốc tế sẽ được cơ quan chức năng thuộc Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Công an) gửi cho Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol).Từ đây, Interpol quốc tế thẩm định rồi tải lên trang web của tổ chức này để phát lệnh trên mạng toàn cầu. Các nước tham gia tổ chức Interpol sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra của Việt Nam truy bắt Trịnh Xuân Thanh trên toàn thế giới.
Hồ Mai

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…