Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 6 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục hải quan, 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu m3 xăng dầu, tương đương 6,65 tỷ USD, tăng 23,1% về lượng nhưng giảm 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022…

Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 6 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu

Đáng chú ý, trong tháng 9, Việt Nam nhập khẩu hơn 826.319 m3 xăng dầu, đạt 783 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 21% về giá trị so với tháng 8. So với cùng kỳ năm 2022, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tháng này vẫn tăng 31,5% về lượng và tăng 27% về giá trị.

Giá xăng dầu nhập khẩu trong tháng 9 đạt 948 USD/m3, tăng 4,8% so với tháng 8 nhưng giảm 2,4% so với tháng 9/2022. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp, giá xăng dầu nhập khẩu đi lên và đạt mức cao nhất kể từ đầu năm nay.

Giá xăng dầu nhập khẩu bình quân 9 tháng đầu năm ở mức 829 USD/m3, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Đặc biệt, 9 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia là ba nhà cung cấp xăng dầu chính cho Việt Nam, chiếm hơn 81% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.

Trong đó, Việt Nam nhập khẩu của Hàn Quốc 355.540 m3 xăng dầu, trị giá hơn 333 triệu USD, tăng 83% về lượng và 66% về kim ngạch.

Tính chung 9 tháng, Việt Nam đã chi trên 2,7 tỷ USD để nhập 3,3 triệu m3 xăng dầu, tăng 29,1% về lượng nhưng giảm 1,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Lượng hàng mua từ Hàn Quốc chiếm 41,1% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. Bình quân giá xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 818 USD/m3, giảm 23,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Đứng ở vị trí thứ hai, trong 9 tháng, Singapore đã cung cấp cho Việt Nam 1,8 triệu m3 xăng dầu, tương ứng hơn 1,5 tỷ USD, tăng 91,6% về lượng và tăng 57% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng cao nhất trong các thị trường. Lượng hàng mua từ Singapore chiếm 22,7% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.

Thị trường xếp thứ 3 trong cơ cấu nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam là Malaysia, nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,4 triệu m3, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 47,6% về lượng và 29% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Malaysia chiếm 17,5% cơ cấu các thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, ngày 12/10, giá dầu WTI giao dịch ở mức 83,49 USD/thùng, giảm 2,48 USD/thùng, trong khi đó dầu Brent giao dịch mức 85,82 USD/thùng, giảm 1,83 USD/thùng so với đầu giờ sáng qua.

Giá xăng dầu suy giảm sau khi Saudi Arabia cho biết họ đang làm việc với các đối tác trong khu vực và quốc tế để ngăn chặn sự leo thang và tái khẳng định nỗ lực ổn định thị trường dầu mỏ.

Về thị trường xăng dầu trong nước, hôm qua (11/10), liên Bộ Công thương - Tài chính đã cho điều chỉnh giảm đồng loạt các mặt hàng xăng dầu theo xu hướng giảm của giá thế giới. Theo đó, giá xăng giảm từ 1.600-1.800 đồng/lít; các mặt hàng dầu cũng hạ 1.180-1.350 đồng.

Sau điều chỉnh giảm, giá bán lẻ xăng dầu ngày 12.10 phổ biến mức sau: xăng RON95-III 23.040 đồng/lít, xăng E5 RON92 21.900 đồng/lít, dầu diesel 22.410 đồng/lít, dầu hỏa 22.460 đồng/lít và dầu mazut 16.230 đồng/lít.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...