Trong ngày 26/5, EVN phải đàm phán xong giá với các nhà máy điện tái tạo

Văn bản 3219/BCT-ĐTĐL-ĐL được Bộ Công thương ban hành ngày 25/5/2023 yêu cầu EVN khẩn trương thoả thuận giá tạm thời với các nhà máy điện tái tạo trước ngày 27/5/2023, để trình Bộ Công thương phê duyệt và tiến hành đồng thời với việc hoàn tất các thủ tục ký kết PPA.
điện tái tạo
Ảnh minh họa

Theo đó, văn bản 3219/BCT-ĐTĐL-ĐL ngày 25/5/2023 của Bộ Công thương hoả tốc gửi UBND các tỉnh/thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết Điện lực để tiếp tục xử lý các vướng mắc nhằm sớm hoà điện lên lưới cho các dự án này.

Tại văn bản này, Bộ Công Thương chỉ đạo, với các nhà máy điện tái tạo đã được phê duyệt giá tạm thời, đề nghị EVN khẩn trương ký kết hợp đồng mua bán điện và rà soát các thủ tục để sớm phát điện lên lưới.

Đối với các nhà máy điện tái tạo đã được Bộ Công thương phê duyệt giá tạm thời, đề nghị EVN khẩn trương ký kết Hợp đồng mua bán điện (PPA) và rà soát các thủ tục để sớm cho vận hành phát điện lên lưới.

Các nhà máy còn lại, EVN khẩn trương thoả thuận giá tạm thời trước ngày 27/5/2023 để trình Bộ Công thương phê duyệt và tiến hành đồng thời với việc hoàn tất các thủ tục ký kết PPA.

Trước đó, Thuonggiaonline cũng đã đưa, cập nhật đến ngày 24/5, đã có 37 hồ sơ trong số 85 dự án điện tái tạo đã gửi hồ sơ đến EVN để tham gia đàm phán bán điện. Sau quá trình đàm phán với EVN, đã có tổng cộng 19 dự án điện gió, điện mặt trời được phê duyệt giá mua điện tạm thời.

Bộ cũng đề nghị EVN cần chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp với các chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan như thỏa thuận đấu nối nếu đã hết hạn, hoàn thành các thử nghiệm theo quy định.

Phía điện lực cũng cần xem xét các hồ sơ chủ đầu tư nộp, rà soát các yêu cầu đối với chủ đầu tư về thành phần hồ sơ đàm phán giá điện, đảm bảo đơn giản hóa thủ tục nhưng chặt chẽ, hợp lý và đúng quy định.

Cùng với đó, Bộ Công Thương yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Công Thương cấp tỉnh theo phân cấp có nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp phối hợp với các chủ đầu tư thẩm định thiết kế, thiết kế điều chỉnh nếu có và kiểm tra nghiệm thu.

Trong đó, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo sẽ hướng dẫn chủ đầu tư xử lý vướng mắc về quy hoạch trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư và yêu cầu Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực với các dự án đã hoàn thành.

Được biết, ngày 17/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương có văn bản chỉ đạo EVN đàm phán mức giá tạm thời với các chủ đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng. Sau khi đàm phán xong, thống nhất về giá thì sẽ được thanh toán theo giá chính thức kể từ ngày phát điện lên lưới điện.

Nhưng, đến ngày 23/5, các nhà đầu tư cho biết, do EVN vẫn chưa nhận được hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Công Thương, nên EVN vẫn gặp vướng mắc khi đàm phán, sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...