Không còn nguồn điện dự phòng, EVN phải đi vay than để duy trì hoạt động trong mùa cao điểm

Tổng Giám đốc EVN cho biết, hàng loạt thuỷ điện và nhiệt điện cùng bị suy giảm công suất do thiếu nước, thiếu than. Hệ thống đã không còn nguồn điện dự phòng...
không còn nguồn điện dự phòng

Tại Hội nghị phát động tiết kiệm điện toàn quốc năm 2023, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định: "Tập đoàn đang đối mặt vô vàn khó khăn".

Cụ thể, tính đến hết ngày 21/5, tại khu vực miền Bắc, tất cả 12/12 hồ thủy điện lớn có lưu lượng nước về hồ rất kém. Có 17/47 hồ thủy điện lớn trên toàn quốc có mực nước đã về mực nước chết hoặc gần mực nước chết, tần suất nước về nhiều hồ thấp nhất trong 100 năm qua.

Số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết, đến ngày 21/5, sản lượng điện còn lại trong hồ toàn hệ thống là 2,91 tỷ kWh, thấp hơn 1,72 tỷ kWh so với kế hoạch năm. Miền Bắc thấp hơn 1,033 tỷ kWh, miền Trung thấp hơn 435,6 triệu kWh, miền Nam thấp hơn 258 triệu kWh”, ông Nhân cho hay.

Nhiệt điện cũng đang trong tình trạng thiếu than. Tổng sản lượng điện sản xuất từ nhiên liệu than trong 4 tháng đầu 2023 đạt 40,0 tỷ kWh, chiếm 46,5% tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống.

EVN đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc để đề nghị 2 công ty này cho EVN "vay" thêm than cho hoạt động phát điện.

Thậm chí EVN còn phải "vay" 100.00 tấn than từ Nhà máy nhiệt điện BOT Duyên Hải 2 để cung cấp cho Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3.

"Không còn nguồn điện dự phòng trong toàn hệ thống. Dự báo phụ tải điện miền Bắc có thể căng thẳng vào một số giờ cao điểm", ông Nhân nói.

Tập đoàn đã phải huy động các nguồn nhiệt điện chạy dầu diesel và mazut. Tuy nhiên, công tác cung cấp nhiên liệu (than, dầu, khí) cho sản xuất điện không đáp ứng được yêu cầu thực tế vận hành.

Để tăng huy động nguồn điện phục vụ dịp cao điểm, EVN đang đàm phán để tăng nhập điện từ Trung Quốc và Lào.

Việc huy động nguồn năng lượng tái tạo hiện có cũng được khai thác tối đa. Tuy nhiên, trong 15 hợp đồng mua bán điện của các dự án điện chuyển tiếp với mức giá tạm bằng 50% khung giá, đến nay EVN chỉ mới đóng điện thêm 85MW từ nhà máy Trung Nam Thuận Nam. Các chủ đầu tư khác đang phải hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan mới huy động lên hệ thống.

Năm 2022, EVN ghi nhận khoản lỗ hơn 26.200 tỉ đồng. Nguyên nhân chính được Bộ Công thương đưa ra là do giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 tăng hơn 9% so với giá bán lẻ điện.

Cụ thể, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Trong khi đó, giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, tăng 1,46% so với năm 2021. 

Tuy nhiên, EVN vẫn còn khoảng 14.725,8 tỉ đồng chênh lệch tỷ giá chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...