TS. Lê Xuân Nghĩa: Xu hướng giảm giá vàng trong trung hạn rất rõ

Theo ông Nghĩa, người dân cần phải kinh doanh theo hướng giá vàng giảm dần, chênh lệch giá quốc tế và trong nước sẽ bị thu hẹp lại...

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế

Như Thương gia đã đưa, hôm nay (4/6), giá bán vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước là 77,98 triệu đồng/lượng giảm 1 triệu đồng/lượng so với ngày 3/6. Đồng thời, giá bán ra của 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm VietinBank, BIDV, Vietcombank và Agribank cũng giảm 1 triệu đồng/lượng so với phiên liền trước.

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với báo chí, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế phân tích, giá vàng thế giới đã đạt đỉnh cao trong thời gian khá dài do tâm lý lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không giảm lãi suất, ít nhất từ nay đến tháng 9.

Tuy nhiên, gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy lạm phát của Mỹ giảm nhanh hơn nhờ tác động giảm giá nhiên liệu, cùng với những dấu hiệu phục hồi nền kinh tế bắt đầu rõ rệt. Lo ngại về việc Mỹ duy trì lãi suất cao đến hết năm không còn nữa và kỳ vọng trong quý 4 của năm nay sẽ giảm lãi suất và khi đó đồng USD giảm giá.

“Điều này sẽ dẫn đến giá vàng có thể tăng lên, nhưng khó đạt được đỉnh như đã từng đạt trong trung hạn và các dòng tiền tài chính sẽ hướng vào các khoản đầu tư khác, không tìm nơi ẩn nấp là vàng nữa”, ông Nghĩa nhận định.

Theo ông Nghĩa, giá vàng trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung của Ngân hàng Nhà nước, bởi hiện tại đây vẫn là cơ quan độc quyền nhập khẩu vàng. Nguồn cung này khá mạnh, lượng vàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nội địa chỉ khoảng 20 - 30 tấn/năm, theo thống kê của Hội đồng Vàng thế giới, tương đương khoảng 2,5 - 3 tỷ USD, là một khối lượng rất nhỏ so với kim ngạch nhập khẩu hiện tại của Việt Nam xấp xỉ 200 tỷ USD và so với dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước là 100 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước nhập khẩu vàng sẽ hạn chế nhập lậu, vốn cũng phải dùng USD nhập vàng về.

“Xu hướng giảm giá vàng trong trung hạn rất rõ. Đây là điều các nhà đầu tư và đặc biệt đầu cơ vào khu vực vàng hết sức lưu ý”, ông Nghĩa cho biết thêm.

Cũng theo chuyên gia này, có ý kiến cho rằng, vàng luôn là vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam, từ đó kích động các nhà đầu tư, đầu cơ đi vào lĩnh vực này và tạo ra cơn sốt nhất định. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra trong giai đoạn hiện tại, bởi lạm phát Việt Nam ở mức khá thấp, đồng tiền khá ổn định và cơ hội đầu tư vào một số thị trường tài sản cũng đang phục hồi khá mạnh. Chẳng hạn, thị trường chứng khoán, bất động sản, nhất là khi các luật nhà ở; bất động sản; kinh doanh bất động sản, đất đai chuẩn bị có hiệu lực (có thể tháng 8/2024).

Ông Nghĩa lưu ý, dân chúng và các nhà đầu tư kinh doanh trên thị trường vàng cần phải kinh doanh theo hướng giá vàng giảm dần, chênh lệch giá quốc tế và trong nước sẽ bị thu hẹp lại. Có thể trong tương lai không xa, Chính phủ sẽ sửa đổi Nghị định 24 theo hướng bỏ độc quyền xuất nhập khẩu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, trả lại nhãn hiệu vàng miếng cho SJC, sử dụng công cụ thuế để kiểm soát thị trường vàng và thị trường vàng sẽ là một thị trường hoạt động bình thường.

“Chênh lệch giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế không còn tính tiền triệu mà chỉ là trăm ngàn, bởi phụ thuộc chủ yếu vào mức thuế suất (trước khi có Nghị định 24, chênh lệch giá vàng chỉ khoảng từ 400.000 - 700.000 đồng/lượng)”, TS. Nghĩa nói.

Ông Nghĩa nhận định, rõ ràng những người đã đổ xô đi mua vàng trong thời gian vừa qua, đặc biệt ngay trong ngày hôm qua đã lỗ và xu hướng lỗ ngày càng lớn nếu tiếp tục lao vào thị trường này để đầu cơ. Những tháng gần đây, yếu tố đầu cơ đã giảm, bằng chứng là tiền gửi tiết kiệm của dân chúng tại các ngân hàng đã có dấu hiệu tăng trở lại mặc dầu tiền gửi của doanh nghiệp vẫn tiếp tục giảm.

“Vì vậy, các nhà đầu tư và đầu cơ trên thị trường tài chính cần phải rà soát lại danh mục đầu tư theo hướng kinh tế phục hồi, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ấm trở lại, thị trường vàng giá sẽ tiếp tục giảm”, ông Nghĩa nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…